08:30 - 20/07/2016 (GMT+7)

Tesla AutoPilot “nguy hiểm và gây hiểu nhầm”

Consumer Reports, một trong những trang đánh giá xe có tiếng nhất tại Mỹ, đã lên tiếng cho rằng việc Tesla gọi hệ thống hỗ trợ lái xe bán tự động là AutoPilot (tự lái) là “gây hiểu nhầm và có thể gây nguy hiểm”.

Consumer Reports (CR) đã gửi thông điệp tới Tesla cho rằng thương hiệu thuần xe điện nổi tiếng khắp toàn cầu tới từ Mỹ nên làm 4 hành động dưới đây để giúp hệ thống AutoPilot trở nên an toàn hơn.

Đây là kết quả tất yếu từ sau khi vụ việc hệ thống này khiến một người dùng tử vong do quá chủ quan, tin tưởng vào sự tự vận hành của máy móc, cùng với đó là nhiều vụ tai nạn nhỏ khác. Cả Cục An toàn giao thông đường bộ Quốc gia Mỹ cũng đã vào cuộc điều tra hệ thống này.

Tính năng AutoPilot trên các dòng xe Tesla vẫn mới đang trong giai đoạn thử nghiệm nhưng nhiều khách hàng đang tỏ ra quá chủ quan

Tính năng AutoPilot trên các dòng xe Tesla vẫn mới đang trong giai đoạn thử nghiệm nhưng nhiều khách hàng đang tỏ ra quá chủ quan

Đầu tiên, CR muốn Tesla tạm thời vô hiệu hoá tính năng AutoSteer (tự động đánh lái) trên các mẫu xe của mình cho đến khi tính năng này được hoàn thiện một cách tốt nhất hoặc ít nhất là đưa ra yêu cầu bắt buộc người dùng phải đặt tay trên vô lăng. Tiếp theo, CR hy vọng Tesla có thể thay đổi tên gọi hệ thống bán tự lái của mình chứ không sử dụng cụm từ AutoPilot để tránh gây hiểu nhầm.

“Việc tiếp thị hệ thống của mình là tự lái (AutoPilot) có thể khiến khách hàng của Tesla chủ quan và tin tưởng sai lầm vào một hệ thống chưa hoàn tất”, Laura MacCleery, phó chủ tịch CR cho biết. “Có thể trong tương lai các công nghệ an toàn chủ động tân tiến sẽ khiến giao thông trở nên an toàn hơn, vậy nhưng trong thời điểm hiện tại đây vẫn chỉ là những lời hứa chứ chưa trở thành hiện thực”.

Autopilot

Việc đặt tên phần mềm là AutoPilot (người lái tự động/tự lái) cũng là một yếu tố dễ gây hiểu nhầm tới từ Tesla

Hiện tại nhiều hãng xe đã tích hợp các công nghệ bán tự lái gần tương đương AutoPilot của Tesla, chỉ khác rằng chúng không cho phép người dùng bỏ hoàn toàn tay khỏi vô lăng như những gì Tesla làm với AutoPilot. Người dùng các mẫu xe khác chỉ có vài giây trước khi hệ thống cảnh báo đưa ra yêu cầu bắt buộc phải đặt tay lại trên vô lăng trong khi con số đó trên các mẫu xe Tesla là hơn 3 phút. Tuy nhiên, những tính năng khác được tiếp thị là “hệ thống hỗ trợ lái” thay vì “hệ thống tự lái” như của Tesla.

Ngoài ra, Tesla còn cho biết AutoPilot có thể “tự động đánh lái, đổi làn và tuỳ chỉnh tốc độ xe theo điều kiện giao thông”, điều này theo CR là không hoàn toàn chính xác và có thể khiến người dùng “ảo tưởng” về độ hoàn thiện của tính năng này, dẫn đến các tình huống nguy hiểm.

“Tesla vẫn luôn đưa ra những cải tiến và tiếp tục thử nghiệm những công nghệ của mình, trong đó có AutoPilot. Dù chúng tôi rất trân trọng những lời khuyên từ bất cứ cá nhân hay tập thể nào nhưng quyết định của công ty vẫn sẽ được thực hiện dựa trên các dữ liệu thực chứ không dựa vào tác động bên ngoài” là phản hồi của Tesla tới Consumer Reports.

sonhq

Ý kiến của độc giả

0 bình luận

Gửi bình luận của bạn


Hoặc bình luận bằng Facebook


Bình luận mới

Những hình ảnh đầu tiên của Norton Dominator SS

Kamagra tablets: kamagra pills - cheap kamagra

Subaru giới thiệu XV 2018 tới châu Âu

over the counter sildenafil: Buy generic 100mg Viagra online - Viagra

Vì sao nước làm mát liên tục bị cạn?

kamagra: kamagra - Kamagra 100mg