20:56 - 19/04/2012 (GMT+7)

Công nghệ nổi bật tại Geneve motoshow 2012 (phần 3)

Không chỉ có các nhà sản xuất ô tô hàng đầu, các nhà sản xuất ô tô nhỏ cũng mang đến triển lãm lần này những ý tưởng sáng tạo mới tạo nên sự đa dạng và cho người xem một cái nhìn bao quát hơn về nền công nghiệp ô tô của thế giới.  

TATA: Công nghệ nạp không dây dành cho xe điện.

Nhà sản xuất xe hơi tới từ Ấn độ nổi tiếng với mẫu xe hơi rẻ nhất thể giới Tata Nano đã mang tới Geneve Motoshow  2012 mẫu Tata Megapixel concept dựa trên những thành công và thất bại của mẫu Nano. Megapixel gây tò mò với khách tham quan với công nghệ nạp không dây và chính thức trở thành chiếc xe ô tô đầu tiên sử dụng công nghệ này để nạp điện cho ô tô. Ngoài ra mẫu xe này cũng thu hút sự chú ý của mọi người với thiết kế cả 4 cánh cửa mở trượt và loại bỏ trụ B giữa hai cửa xe.

Tata Megapixel - chiếc xe sử dụng công nghệ nạp điện không dây đầu tiên trên thế giới

Tata Megapixel – chiếc xe sử dụng công nghệ nạp điện không dây

đầu tiên trên thế giới

Công nghệ nạp không dây không phải là một khái niệm mới mà nó đã khá phổ biến trên các thiết bị cầm tay như điện thoại, laptop, máy ảnh…về nguyên tắc nó được vận hành giống như biến áp có hai cuộn dây. Đầu truyền có một cuộn dây và phần nhận cũng có một cuộn dây khác. Điều khác biệt so với máy biến áp là hai cuộn dây này nằm trên hai thiết bị khác nhau. Năng lượng được truyền từ thiết bị nguồn sang thiết bị cần sạc dưới dạng sóng điện từ theo nguyên tắc cộng hưởng từ trường.

Đối với những người sử dụng xe điện thì công việc hàng ngày sau khi đi được hành trình dài là đỗ xe và kéo dây điện để nạp pin cho xe, cũng giống như việc bạn sở hữu một chiếc smartphone mà ngày nào bạn cũng phải cắm sạc cho nó khi đi làm về. Với Tata Megapixel, khi đi xe về đến nhà bạn chỉ cần đỗ xe đúng vị trí (đặt máy nạp) là bạn có thể hoàn toàn yên tâm đi vào nhà nghỉ ngơi mà không phải lo đến việc xe bị hết điện.

TATA hy vọng rằng trong tương lai không xa, cơ sở hạ tầng được nâng lên và các cuộn nạp này được đặt ở các biển báo giao thông để tạo ra từ trường bao quanh khắp không gian trong thành phố giống như sóng Wifi, khi đó người đi xe điện có thể hoàn toàn yên tâm mà không cần phải lo lắng đến chuyện sạc điện cho xe. Tuy nhiên nhiều người lại không hào hứng với công nghệ này bởi lẽ họ cho rằng việc sóng điện từ quá nhiều trong không gian sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng.

Ngoài nạp không dây, Megapixel còn loại bỏ trụ B trong thiết kế khung xe
Ngoài nạp không dây, Megapixel còn loại bỏ trụ B trong thiết kế khung xe

Ngoài công nghệ nạp không dây thì Megapixel cũng tạo được sự chú ý của khách tham quan với sáng tạo mới trong thiết kế cửa xe. Với kích thước nhỏ gọn với chiều dài toàn bộ chỉ có 3,505m  nhưng lại có đến 4 cửa thì rõ ràng kích thước các cánh cửa sẽ giảm xuống, nó sẽ gây khó khăn cho việc lên xuống xe đặc biệt là hàng ghế sau. Để khắc phục nhược điểm này thì Tata đã thiết kế lại khung xe với việc loại bỏ trụ B (nằm giữa hai cánh cửa), cả hai cánh xửa thông nhau và được thiết kế mở trượt thay thế mở quay quanh bản lề, điều này sẽ rất thuận tiện khi phải đóng mở cửa xe tại các không gian hẹp. Nhìn có vẻ đơn giản nhưng thực tế khi loại bỏ trụ B sẽ làm giảm độ cứng vững của xe, đặc biệt ở tốc độ cao làm vô lăng bị rung, lắc gây mất an toàn, do đó trong thiết kế này Tata phải quan tâm đặc biệt tới việc gia cố để tăng độ cứng vững cho các cánh cửa (đặc biệt tại cạnh bên) để khi đóng vào nó có thể chịu lực như trụ B trên các xe truyền thống.

Ford B-Max cũng sử dụng thiết kế khung xe loại bỏ trụ B
Ford B-Max cũng sử dụng thiết kế khung xe loại bỏ trụ B

Có một điều trùng hợp khá thú vị là tại triễn lãm Geneve lần này ngoài Tata thì Ford cũng giới thiệu thiết kế loại bỏ trụ B này lên mẫu xe B-Max (phiên bản mở rộng của dòng Fiesta) chỉ có một khác biệt nhỏ là trên B-Max thì cửa trước vẫn dùng mở quay quanh bản lề chứ không mở trượt như xe Tata Megapixel.

Lời kết: Geneve Motoshow lần thứ 82 kết thúc mà không giới thiệu được nhiều công nghệ mới và các cải tiến mới cho các bộ phận cơ bản của ô tô như động cơ hay các hệ thống dẫn động. Có vẻ như các nhà sản xuất ô tô đang quan tâm đến công nghệ vật liệu mới nhằm mục tiêu làm cho những chiếc xe trở nên nhẹ hơn và tiết kiệm nhiên liệu hơn. Xu hướng này có thể dễ dàng nhận thấy trên mẫu xe G70 của Suzuki với trọng lượng toàn bộ của xe chỉ có 730kg, bằng một nửa trọng lượng của những chiếc xe Hatchback thông thường, hay mẫu xe hybrid FT-Bh của Toyota có trọng lượng giảm đáng kể so với các mẫu xe cùng dòng mà không có bất kỳ thay đổi nào trong cách bố trí của hệ thống hybrid, hay như Hon da với tham vọng về những chiếc siêu xe tiết kiệm nhiên liệu và thân thiện môi trường trong khẩu hiệu “Earth Dream Technology” của mình.

Có lẽ trong tương lai không xa những vật liệu như hợp kim nhôm hay sợi cacbon sẽ không chỉ xuất hiện trên những chiếc siêu xe mà còn xuất hiện cả trên những chiếc xe phổ thông để hiện thực hóa những kế hoạch của các nhà sản xuất xe hơi.

S.Thu

CTV1

Ý kiến của độc giả

0 bình luận

Gửi bình luận của bạn


Hoặc bình luận bằng Facebook


Bình luận mới

Mercedes-Benz Việt Nam phản hồi về vụ cháy xe GLC 200 tại Hà Nội

[url=http://happyfamilymedicalstore.online/]online pharmacy usa[/url]

Subaru giới thiệu XV 2018 tới châu Âu

top online pharmacy india top online pharmacy india mail order pharmacy

LXV 3V i.e 125 : Tiền nào của nấy

purple pharmacy mexico price list cheapest mexico drugs mexican mail order

[VIMS 2016] Porsche features great sportscar lineup

mexico drug stores pharmacies: mexico pharmacies prescription drugs - mexican pharmaceuticals