08:40 - 13/12/2010 (GMT+7)

Tương lai nào cho Chevrolet Volt?

CEO mới của tập đoàn GM Dan Akerson đang có một ý tưởng táo bạo là nâng công suất xuất xưởng Chevrolet Volt của hãng này lên gấp đôi hoặc gấp 3 lượng hiện tại, đồng thời dự định tuyển thêm khoảng 1000 kỹ sư chuyên về công nghệ xe điện nhằm hiện thực hóa kế hoạch xuất khẩu Volt.

Akerson có thể được coi là một cái tên mới nổi trong ngành công nghiệp ôtô. Điều đó có nghĩa là nhân vật này nên tìm hiểu sâu hơn về GM cũng như đối thủ truyền kiếp của hãng – chính là Toyota, trước khi đưa ra những quyết định giật gân kiểu như thế này. Câu chuyện đáng chú ý về sự ra đời của Chevrolet Volt mà trang web Detroit News đã từng đăng đã chỉ ra rằng chính những tư duy kiểu đó đã dẫn tới sự phá sản của General Motors trong năm 2009.

20 năm trước đây, chính GM mới là tập đoàn đi tiên phong trong phát triển công nghệ xe điện. Nhưng sản phẩm đầu tay EV1 là một thất bại về mặt kinh tế, do đó nó đã bị khai tử vào năm 1999 sau khi tập đoàn này tiêu tốn tới hơn 1 tỷ USD. Ngay sau đó, GM với niềm tự hào luôn là tập đoàn dẫn đầu công nghệ đã bị dội 1 gáo nước lạnh khi Toyota công bố Prius vào năm 1999. Với áp lực cạnh tranh từ đối thủ trong nghiên cứu giải pháp công nghệ bảo vệ môi trường, GM quyết định bắt tay vào phát triển EV thế hệ thứ 2 với 2 mục tiêu chính: tiết kiệm nhiên liệu tối đa và có lượng khí thải tối thiểu. Để không đi theo con đường của Toyota, GM muốn nâng cấp công nghệ hybrid mà đối thủ đã từng làm – điều được xem là bất khả thi vào thời điểm đó. Bởi vậy, giải pháp mà Bob Lutz – phó chủ tịch tập đoàn này đưa ra là phát triển 1 mẫu xe điện thế hệ mới sử dụng pin lithium-ion. Ý tưởng quay lại với công nghệ điện tất nhiên bị CEO tập đoàn lúc đó là Rick Wagoner phản đối kịch liệt.

Mặc dù không muốn đi theo Toyota nhưng vẫn phải thừa nhận rằng đối thủ đã có lý, GM đã đưa ra một giải pháp thỏa hiệp với phiên bản Volt mới, chạy bằng pin cho 60km đầu tiên, và sau đó chuyển sang động cơ xăng. Loại pin điện của Volt có thể được sạc qua đêm bằng cách plug-in và sau đó tiếp tục sử dụng để chạy 60 vào ngày hôm sau. Theo định nghĩa tiêu chuẩn công nghiệp, Volt là một plug-in hybrid  nhưng để tránh bị so sánh với Toyota, GM đặt cho nó khái niệm “xe điện mở rộng”. Vấn đề chính của Volt là nó quá đắt. Mức giá 41.000 USD để sở hữu 1 mẫu xe này đã giới hạn sự mở rộng thị trường của Volt.

Giống như GM, nhưng bằng 1 con đường khác, Toyota cũng theo đuổi công nghệ xe điện từ những năm đầu của thập kỷ 1990. Hãng này đặt ra 1 mục tiêu cụ thể cho những nghiên cứu của mình, đó là nâng mức tiêu chuẩn về tiết kiệm nhiên liệu hiện thêm 50% (sau này con số đó đã là 100%). Khi Toyota phát hiện ra rằng những cải tiến trong động cơ đốt trong sẽ không cho phép đạt được những mục tiêu đã đề ra trước đó, hãng quay sang nghiên cứu về công nghệ hybrid xăng-điện.

Bước sang năm 2000, trong khi GM vẫn đang mất phương hướng, thì Toyota khẳng định rõ ràng quyết tâm gắn bó với công nghệ hybrid. Bằng cách bổ sung thêm pin vào mẫu Prius, hãng này dự định sẽ sản xuất hàng loạt những chiếc xe plug-in Prius bắt đầu từ năm 2011. Model Prius plug-in được thiết kế để chạy 30km đầu tiên bằng điện – chỉ bằng 1/3 mức hoạt động của Volt nhưng quan trọng hơn là chi phí pin cho Prius thấp hơn rất nhiều so với Volt. Theo một báo cáo được công bố bởi Hội đồng nghiên cứu quốc gia Mỹ (National Research Council), các gói pin plug-in của Prius ước tính có giá khoảng 3.300 USD, trong khi giá mà Volt đưa ra lên tới 14.000 USD – một con số quá chênh lệch.

Nói tóm lại, Akerson nên cân nhắc kỹ về những quyết định mới đối với Volt. Mặc dù không ai mong đợi Volt phải chịu chung số phận với EV1, nhưng giá cao và những thay đổi mang tính đột phá về công nghệ rất có thể sẽ là những cản trở đối với sự thành công của Volt trong tương lai gần. Có vẻ như GM đang quá coi trọng sự ganh đua với Toyota mà quên mất rằng điều quan trọng hơn với hãng vào lúc này là làm thế nào để lấy lại hình ảnh trong mắt công chúng, đem lại sự phục vụ tốt nhất cho khách hàng và môi trường.

CTV1

Ý kiến của độc giả

0 bình luận

Gửi bình luận của bạn


Hoặc bình luận bằng Facebook


Bình luận mới

Mercedes-Benz Việt Nam phản hồi về vụ cháy xe GLC 200 tại Hà Nội

В нашем мире, где диплом - это начало успешной карьеры в

Mercedes-Benz Việt Nam phản hồi về vụ cháy xe GLC 200 tại Hà Nội

На сегодняшний день, когда диплом является началом успешной карьеры в любой

Sáu vật liệu có thể thay đổi thế giới

На сайте https://linkey-light.ru/catalog/promyshlennye_svetilniki/svetodiodnye_svetilniki_dlya_avtoservisa/ представлены светодиодные светильники, предназначенные для автосервиса. Здесь находятся

Sáu vật liệu có thể thay đổi thế giới

В нашем обществе, где диплом - это начало отличной карьеры в