10:00 - 20/04/2011 (GMT+7)

Nhìn lại toàn cảnh thế giới quý I

Mặc dù mới chỉ trải qua hết quý I nhưng năm 2011 đã và đang cho thấy đây thực sự là một năm đầy thử thách đối với ngành công nghiệp ôtô thế giới khi đã có quá nhiều sự kiện bất thường xảy ra chỉ vỏn vẹn trong vòng chưa đầy 4 tháng qua.

Mặc dù những người lạc quan lắc đầu cho rằng những biến động kinh tế vẫn thường xuyên xảy ra hàng năm, tuy nhiên những gì kéo đến trong năm nay có vẻ đang rung một hồi chuông cảnh báo thực sự. Những lo ngại mới về thâm hụt ngân sách và nợ của chính phủ Mỹ đang đẩy Quốc hội Mỹ phải đối mặt với tình hình hết sức căng thẳng; biến động chính trị liên tiếp nổ ra ở Trung Đông đã và đang đẩy giá vàng, giá xăng dầu leo thang trong một thời gian khá dài. Một lần nữa bóng ma của lạm phát đang đe dọa rất nhiều nền kinh tế lớn. Trong khi đó, trận động đất và sóng thần Nhật Bản hồi đầu tháng 3 đem đến một thảm họa chưa từng có với nền công nghiệp xe hơi của nước này, cũng như chặn đứng hệ thống cung ứng linh kiện ôtô cho hầu hết các quốc gia. Điều tồi tệ là có vẻ như mọi chuyện vẫn chưa được giải quyết đáng kể và các vấn đề vẫn đang tiếp tục lan rộng.

Ba tháng đầu năm đã đi qua đồng nghĩa với việc thế giới đã có thể xác định ai là người thắng, kẻ thua trong một phần tư chặng đường cạnh tranh khốc liệt của năm 2011.

Người thắng:

1. Hyundai và Kia: Trong số những tên tuổi mới nổi, không đình đám như Nissan, người ta ví von liên minh Hyundai – Kia là “cỗ xe lu khổng lồ” của Hàn Quốc. Với vị thế hiện tại là hãng xe lớn thứ 4 thế giới (sau Toyota, GM, Volkswagen) và lớn thứ 2 tại châu Á (sau Toyota), tập đoàn này đang âm thầm tiến những bước rất vững chắc. Sau khi vượt mặt Toyota để trở thành hãng xe châu Á thành công nhất tại châu Âu, Hyundai-Kia đang “làm loạn” tại thị trường Mỹ. Quý I/2011, doanh số bán ra của Hyundai là 142.620 xe, tăng 28% so với năm ngoái và là mức cao nhất tính theo cả tháng và quý. Trong khi đó, con số này của Kia là 44.179 chiếc, tăng trưởng 44,7% – mức cao nhất kể từ sau khi Kia tiến vào thị trường Mỹ.

2. Thị trường Mỹ: Mặc dù không trực tiếp nhưng Mỹ là một trong những thị trường ngoài cuộc chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của hai thảm họa liên tiếp, một là sự kiện thiên tai động đất sóng thần tại Nhật và thứ hai là sự bất ổn chính trị ở Trung Đông dẫn đến việc tăng giá dầu. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là phản ứng của thị trường vẫn hết sức tích cực. 20% tăng trưởng doanh số bán hàng trong quý đầu năm là con số đáng mơ ước giúp The Big Three có thêm động lực để phấn đấu trong những quý tiếp theo.

3. Ford Motor: Không phụ công những nỗ lực không mệt mỏi của Alan R. Mulally cũng như sự hỗ trợ từ phía chính phủ Mỹ, thành công của Ford khi trở thành người dẫn đầu tại thị trường Mỹ trong tháng 3/2011 đã được giới thông tấn xác nhận và tung hô.  Với thành tích này, Mulally đã giúp Ford làm nên điều kỳ diệu: lần thứ hai trong hơn một thập kỷ qua vượt mặt đối thủ “truyền kiếp” GM để vươn lên ngôi vị bá chủ.

4. Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành GM – Dan Ackerson: Bất chấp những thách thức đang xuất hiện ngày một nhiều đối với GM, cũng như đối mặt với nguy cơ bị hất cẳng khỏi ngôi vị số 1 tại Mỹ, Akerson vẫn tiếp tục vững vàng chèo lái con thuyền GM một cách khá ấn tượng: 25% tăng trưởng doanh số trong quý I/2011. Tuy nhiên, giới chuyên môn lo ngại rằng chương trình tiếp thị bán hàng mà GM đang theo đuổi khi quá chú trọng đến khuyến mại giảm giá chiết khấu sẽ không phải giải pháp lâu dài để thể hiện bản lĩnh của một người khổng lồ.

Kẻ thua:


1. Toyota: Dù muốn hay không vẫn phải thừa nhận thành tích của Toyota đang “thụt lùi” một cách đáng thất vọng. Doanh số của hãng xe số 1 thế giới chỉ tăng 15% trong quý I vừa qua sau cú trượt giảm 8% riêng trong tháng 3. Đánh mất năng lực cạnh tranh, Camry đã để ngỏ cơ hội cho Nissan Altima vươn lên trở thành mẫu xe bán chạy nhất. Đáng buồn hơn, Lexus cũng trượt dốc khi từ một trong những thương hiệu hot nhất đã sụt giảm 4% doanh số trong quý. Với đà này, tình hình trong tháng 4 sẽ còn tồi tệ hơn nữa đối với Toyota khi những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng linh kiện thực sự “phát huy” tác hại.

2. Volkswagen: Một loạt chiến lược hành động “hàng khủng” được Volkswagen đưa ra với tham vọng trở thành kẻ thống trị. Nhưng lời khẳng định muốn lập lại trật tự thế giới của hãng xe lớn thứ 3 này có vẻ như không ăn khớp với thực tế. Tăng trưởng doanh số chỉ ở mức xấp xỉ trung bình toàn ngành – sự thật là quý I vừa qua những điều Volkswagen làm được quá mờ nhạt để người ta có thể nhớ đến. Liên tiếp các sự đổ bộ của Passat và Jetta, những mẫu thiết kế giành riêng cho thị trường Mỹ không được đón nhận nồng nhiệt như dự tính. Có lẽ VW cần xem lại chiếc lược của mình.

3. Saab: Những nỗ lực mong manh cuối cùng nhằm tìm lại cơ hội tồn tại trên thị trường của Saab – hãng xe sang Thụy Điển hiện thuộc quyền sở hữu của tập đoàn Spyker – đã vấp phải thất bại khi xảy ra những tranh chấp đáng tiếc về vấn đến thanh toán với những nhà cung cấp. Cùng lúc đó hãng đón nhận tin dữ giám đốc điều hành đột ngột từ chức. Với tình hình “ngập trong khó khăn” như hiện nay, sự sống còn của Saab có vẻ như không còn kéo dài bao lâu.

CTV1

Ý kiến của độc giả

0 bình luận

Gửi bình luận của bạn


Hoặc bình luận bằng Facebook


Bình luận mới

Vì sao nước làm mát liên tục bị cạn?

http://nolvadex.life/# lexapro and tamoxifen

Sáu vật liệu có thể thay đổi thế giới

На сайте https://baseus1.ru/ вы сможете приобрести высокотехнологичные, функциональные гаджеты, а также

Subaru giới thiệu XV 2018 tới châu Âu

https://cytotec.club/# cytotec buy online usa