08:43 - 18/01/2011 (GMT+7)

Ngổn ngang những khó khăn cho Big 3

Những CEO hàng đầu trong ngành công nghiệp ôtô Mỹ đã có thể tự cho phép mình ăn mừng chiến thắng sau những thành tựu công bố tại Detroit Auto Show 2011 và dấu hiệu phục hồi đáng kể của doanh số bán hàng. Tuy nhiên, những nỗi lo chưa hẳn đã rời xa vẫn khiến nhiều người trong số đó chưa dám xả hơi thực sự.

Hướng đi nào cho Big 3?

Một số vấn đề, ví dụ như việc dấy lên những nhu cầu về một tổ chức công đoàn giúp bảo vệ quyền lợi của công nhân vốn đã trở nên quen thuộc. Nhưng những khó khăn mới đặt ra, như câu chuyện phá sản của General Motors và Chrysler và sự ra tay cứu trợ của chính phủ Mỹ còn lớn và căng thẳng hơn gấp nhiều lần. Chính quyền tổng thống Obama không thể giương mắt đứng nhìn 2 trong số 3 tập đoàn xe hơi lớn nhất liên bang rơi xuống bờ vực phá sản, bởi điều đó đồng nghĩa với rất nhiều vấn đề tiêu cực khác sẽ phát sinh sau đó, ví dụ như tỉ lệ thất nghiệp, sự đổ vỡ hàng loạt dây chuyền nhà phân phối và đại lý… Nhưng sự cứu trợ của chính phủ sẽ không thể tồn tại lâu dài. Đã đến lúc Big 3 cần vận động để hồi sinh bằng chính sức mình.

Trong một lưu ý mới đây của mình, Mark Reuss, chủ tịch chi nhánh Bắc Mỹ của GM cũng đưa ra cảnh báo: sau đợt IPO trong tháng 11/2010 vừa qua, GM có vẻ như đang đi theo hướng quản lý điều hành để theo đuổi những mục tiêu ngắn hạn hơn là tập trung xây dựng những chiến lược kinh doanh vì thành công lâu dài, trong đó khách hàng trung thành chính là cơ sở nền tảng. Và điều đó thực sự đáng lo ngại.

Cuộc nổi dậy của công nhân

Mâu thuẫn giữa giới công nhân và các hãng xe một lần nữa lại trở thành chủ đề nóng vài tuần nay sau khi những khó khăn chung đã phần nào được thu xếp. Để giải quyết những mâu thuẫn nảy sinh từ nội tại ngành, Chủ tịch Nghiệp đoàn công nhân Mỹ (UAW), ông Bob King cho biết UAW đang nỗ lực hỗ trợ các thành viên tiến hành đàm phán với các hãng về những hợp đồng lao động mới bắt đầu ký trong năm nay, sau giai đoạn tái cấu trúc mạnh mẽ trên quy mô toàn ngành nhằm đối phó với khủng hoảng kinh tế. Bên cạnh đó, việc đàm phán một tỉ lệ chia sẻ lợi nhuận cũng được các công đoàn sát cánh cùng các thành viên khi trao đổi với GM, Ford và Chrysler.

Toyota vẫn là Toyota

Khi tốc độ tiêu thụ xe hơi tăng trở lại, một số chuyên gia nhận định rất có thể tình trạng thiếu vốn sẽ đẩy 3 gã khổng lồ Mỹ vào vị thế bất lợi hơn so với đối thủ lớn nhất – Toyota Motor Corp với tiềm lực tài chính khá dồi dào. Mặc dù hãng xe Nhật vẫn chưa giải quyết hết hậu quả từ cuộc đại thu hồi gần 14 triệu xe năm ngoái, niềm tin về sự lớn mạnh trở lại vẫn được hầu hết giới chuyên môn giành cho Toyota. Tại Detroit Auto Show 2011 đình đám vừa qua, Toyota đã tung ra các mẫu Prius thế hệ mới: phiên bản compact Prius V và Prius C nhằm mục tiêu khôi phục hình ảnh tại Mỹ – hiện vẫn là thị trường quan trọng số 1 của hãng. Xét cho cùng vẫn phải thừa nhận rằng Toyota, hãng xe lớn nhất thế giới, vẫn luôn thống trị thị trường xe hybrid xăng-điện kể từ khi hãng này trình làng mẫu Prius đầu tiên vào năm 1997.

CTV1

Ý kiến của độc giả

0 bình luận

Gửi bình luận của bạn


Hoặc bình luận bằng Facebook


Bình luận mới

‘Huyền thoại’ Honda Rebel 250 tại Việt Nam giá 180 triệu đồng

discount prescription drugs canada: discount prescription drugs canada - mexico online

[VIMS 2016] Porsche features great sportscar lineup

online pharmacy reviews no prescription: no prescription needed - pharmacy no

LXV 3V i.e 125 : Tiền nào của nấy

http://pharmmexico.online/# mexican online pharmacies prescription drugs