09:01 - 23/12/2011 (GMT+7)

Giải mã ngôi đầu của GM trong năm 2011

Sau cuộc “đại phẫu” triệt để và 3 năm kiến tạo, hãng chế tạo xe hơi General Motors đã quay trở lại vị trí số 1 trong năm 2011. Lý do sự trở lại thần kỳ cùng những khó khăn, thách thức và những cơ hội của GM là gì? Nhà báo David Welch của tờ Bloomberg đã có một bài  phân tích khá chi tiết và đầy đủ cho sự tái sinh đáng kinh ngạc của hãng xe Mỹ.

Đâu là nguyên nhân của sự hồi sinh

Với doanh số 6,79 triệu xe bán ra sau khi quý ba của năm 2011 kết thúc, General Motors đang củng cố mạnh mẽ hơn bao giờ hết vị trí quán quân của ngành công nghiệp chế tạo ô tô thế giới. Xếp trên vị trí thứ 2 của Volkswagen với 6,17 triệu xe.  Và đặc biệt GM bỏ xa nhà quán quân 3 năm gần đây Toyota tới 1 triệu xe.

Vậy đâu là nguyên nhân cho sự hồi sinh thần kỳ của một tập đoàn cách đây 3 năm còn đứng trước nguy cơ phá sản và phải cầu cứu sự đến sự trợ giúp của chính phủ Mỹ.

Sự chững lại của Toyota do bê bối và kiện tụng dẫn đến cuộc thu hồi xe lớn nhất trong lịch sử của nhà chế tạo xe lớn nhất Nhật Bản; thảm họa động đất và sóng thần gây ra thiếu hụt trầm trọng nguồn cung xe Toyota trên toàn cầu hay sự chậm trễ của những nhà chế tạo khác đã tạo cơ hội không thể tốt hơn cho GM trở lại vị trí số 1?

Tất cả các lý do trên đều đúng nhưng không quan trọng bằng những thay đổi nội tại trong GM từ bộ máy quản lý cho đến sản phẩm.

Bằng cách thu gọn bộ máy quản lý, GM đã có một ban điều hành gọn nhẹ và trực tiếp hơn. Bên cạnh đó, chiến lược loại bỏ những dòng xe không còn phù hợp với nhu cầu hiện tại và bổ sung các dòng xe nhỏ hơn, tiết kiệm nhiên liệu hơn và xanh hơn… đã đem đến sự hồi sinh cho GM.

“GM hiện nay khác hoàn toàn so với GM cách đây 3 năm. Hãng xe Mỹ đã mất đi một thế hệ khách hàng nhưng họ đã trở lại một cách thật đáng nể”,  giáo sư Willy Shih của trường Harvard Business School khẳng định. Ông Shih còn cho biết GM là một biểu tượng điển hình của ngành công nghiệp xe hơi đang bước vào một kỷ nguyên mới.

GM mới cho biết doanh số bán xe toàn cầu đã tăng 9,2% trong năm nay, mức tăng lớn nhất kể từ 20 năm nay.

Thành công bất ngờ

“Vị trí số 1 không phải là điều mà chúng tôi hướng đến khi quyết định giải cứu GM”, ông Harry Wilson, Giám đốc điều hành công ty tư vấn tư vấn Maeva LLC tại Scarsdale, New York, một thành viên trong ban tư vấn giải cứu GM cho biết.

Với  gói cứu trợ 50 tỷ đô la Mỹ của chính phủ Mỹ, GM đã có tiền để giải quyết nhanh chóng những khoản nợ của các đối tác, thanh toán lương cho nhân viên, đồng thời tái cơ cấu để quay lại sản xuất. Ông Harry Wilson cho biết mục tiêu lúc đó của GM chỉ là tồn tại và phát triển mà thôi, mục tiêu vị trí số 1 lúc đó dường như khá xa vời.

Hiện tại Chính phủ Mỹ vẫn sở hữu 1/3 cổ phần của GM.

Bộ mặt mới của GM tại Mỹ

Không giống với các hãng xe ngoại như Toyota, Honda khi chiếm lĩnh thị trường Mỹ bằng đa dạng các mẫu xe, GM “âm thầm” tăng trưởng tại thị trường xe hơi lớn nhất thế giới bằng cách loại bỏ hàng loạt các thương hiệu xe hoạt động không hiệu quả.

Trong cuộc tái cơ cấu năm 2009, GM đã đưa ra một cuộc thanh lọc khá mạnh mẽ khi chỉ giữ lại 4 trong số 8 thương hiệu của mình là Buick, GMC, Cadillac và Chevrolet, trong đó tập trung phát triển Cadillac và Chevrolet cho thị trường Mỹ.

Bốn thương hiệu Hummer, Pontiac, Saturn và Saab lần lượt bị đóng cửa hoặc bán. Quyết định khá tranh cãi tại thời điểm đó của GM đã cho kết quả rất tích cực. Tại thị trường Mỹ doanh số bán mẫu sedan Buick Regal tăng đến 20%, còn mẫu GMC tăng 24% và đặc biệt  SUV GMC Terrain tăng đến 54%. Theo Autodata, trong năm 2011 doanh số bán xe của GM tại thị trường Mỹ đã tăng 19% so với năm 2010.

Không chỉ tăng trưởng tại sân nhà, GM còn thể hiện sự thức thời khi hàng loạt những bước đi hợp lý tại thị trường ô tô phát triển nhất thế giới, Trung Quốc. GM đã và đang rất thành công với các mẫu hãng trung Chevrolet hay sang trọng Buicks tại đất nước tỷ dân ở châu Á. Bên cạnh đó, hãng xe Mỹ cũng đẩy mạnh hợp tác sản xuất với các nhà chế tạo ô tô nội địa của Trung Quốc để đưa ra mẫu subcompact rất ăn khách Wuling.

Thách thức về tài chính

Dù đã trở lại vị trí số 1 nhưng vẫn còn rất nhiều nguy cơ đe dọa vị trí của GM. Nguy cơ đầu tiên mà các chuyên gia nhắc tới là vấn đề tài chính.

Trong một phân tích của ngân hàng Morgan Stanley thì thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT) của GM đang thấp hơn khá nhiều so với hai đối thủ Ford và Volkswagen. Nguyên nhân được của việc EBIT thấp được ông Dan Ammann, Giám đốc tài chính của GM lý giải là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu.

Bên cạnh đó mức lợi nhuận của các mẫu xe tải, SUV và các mẫu xe giá cao thấp hơn các mẫu xe nhỏ giá thấp đã ảnh hưởng đến thu nhập của GM.

Việc EBIT ở mức khá thấp có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi nhuận của GM trong thời gian tới. Lợi nhuận ròng của GM trong đã giảm khi chỉ đạt 2,11 tỷ đô la Mỹ so với 2,16 tỷ đô la Mỹ năm 2010.

Ngày càng nhiều đối thủ

Bên cạnh vấn đề về tài chính, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ phía các đối thủ ở trên toàn cầu chính là mối đe dọa lớn nhất cho vị trí số 1 của GM. Ngoài sự cạnh tranh thường trực của các gã khổng lỗ Toyota, Renault SA, Nissan Motor Co và Ford Motor Co, các nhà chế tạo “mới nổi” từ Hàn Quốc như Hyundai Motor hay Kia Motors đều có sức mạnh tài chính vững vàng, sẵn sàng đầu tư vào công nghệ tiên tiến, các mẫu xe mới và những chương trình tiếp thị dài hơi để cạnh tranh với GM.

Đối thủ cạnh tranh trong nước Ford đã có một bước tiến dài trong 9 tháng đầu năm 2011 khi bán được 4,27 triệu xe. Volkswagen vẫn đang kiên trì theo đuổi vị trí số 1 thế giới vào năm 2018 và đã đặt mục tiêu 8 triệu xe trong năm nay.

Sự cạnh tranh là rất lớn nhưng GM có nhiều khả năng vẫn giữ được ngôi vị quán quân trong năm nay. Nếu duy trì tốc độ tăng trưởng trong quý 4, GM được dự báo sẽ bán được 9,16 triệu xe vào cuối năm 2011.

Đẩy mạnh hoạt động ở các thị trường mới nổi

Theo ông Jim Hall, chuyên gia phân thích của hãng tư vấn Analytics Inc tại Birmingham, Michigan, vị trí của nhà sản xuất ô tô Mỹ ở hai thị trường mới nổi là Trung Quốc và Ấn Độ là tương đối tốt.

“GM đang có vị trí tốt hơn so với Toyota ở Trung Quốc. Điều này là rất có lợi cho họ”, ông Hall nhấn mạnh. “Để giữ vững vị trí dẫn đầu trong dài hạn, GM sẽ phải nhìn vào gương của Volkswagen đồng thời đẩy mạnh doanh số bán hàng ở Trung Quốc”, ông Hall nói thêm.

Bên cạnh Trung Quốc, Ấn Độ sẽ là một “mặt trận mới” trong cuộc chiến giành thị phần xe hơi đầy khốc liệt, ông Jeff Schuster, Phó giám đốc bộ phận dự báo của hãng nghiên cứu LMC Automotive tại Anh.

Ông Schuster cho biết, hiện GM đang đứng thứ 3 với 3,4% thị phần tại Ấn Độ, cao hơn 2,8% của Toyota và 2% của VW.

Theo dự báo, thị trường xe hơi Ấn Độ sẽ tiêu thụ khoảng 2 triệu xe trong năm nay và có thể tăng lên 5,5 triệu xe vào năm 2015. Vì thế nếu hãng xe nào chiếm vị trí số 1 thì hãng đó sẽ chiếm lợi thế rất lớn trong cuộc đua quán quân của làng ô tô thế giới.

“Hãng xe chiếm vị trí số 1 sẽ gặt hái được rất nhiều lợi nhuận ở đây. Nhưng đó là trận chiến không hề đơn giản và rõ ràng để dẫn đầu thị trường Ấn Độ sẽ không thể có trong một sớm một chiều”, bà Maryann Keller, Giám đốc hãng tư vấn tại Stamford nhấn mạnh.

(Nguồn: TheSaigonTimes)

CTV1

Ý kiến của độc giả

0 bình luận

Gửi bình luận của bạn


Hoặc bình luận bằng Facebook


Bình luận mới

Sáu vật liệu có thể thay đổi thế giới

Разработка электроники - компания, которая предоставляет полный комплекс высококачественных услуг. Вы

Những hình ảnh đầu tiên của Norton Dominator SS

http://cheapestindia.com/# india online pharmacy

Subaru giới thiệu XV 2018 tới châu Âu

https://cheapestandfast.shop/# buy medications online without prescription

Vì sao nước làm mát liên tục bị cạn?

https://cheapestmexico.com/# mexican rx online