09:57 - 29/08/2012 (GMT+7)

Các hãng xe hơi Mỹ ồ ạt tăng ca sản xuất

Sự phục hồi của ngành công nghiệp xe hơi Mỹ đang đặt những cơ hội và thách thức mới cho các nhà sản xuất xe hơi.

Dự tính đến cuối năm 2012, ba đại gia xe hơi Mỹ (GM, Chrysler, Ford) sẽ hoạt động với công suất trên 100% tại thị trường Bắc Mỹ. Đó được xem là bước chuyển mình lớn đối với ngành công nghiệp nước này, so với thời điểm cách đây ba năm, nó chứng kiến nhiều nhà máy phải đóng cửa hoặc giảm sản lượng sản xuất xuống dưới 50%.

“Năm 2011 tại Bắc Mỹ, cả ba hãng xe hơi lớn nhất nước Mỹ hoạt động chưa hết 100% công suất, tuy nhiên, theo ước tính của Ron Harbour, một chuyên gia về sản xuất công nghiệp và là đối tác cấp cao của Oliver Wyman cho biết. “Giờ đây họ sẽ hoạt động trên 100%”.

 

 Ford Focus đang là cái tên hot trong dòng compact sedan

Một bản phân tích được thực hiện bởi Ron Harbour cho thấy Ford là hãng xe hơi đang khai thác sử dụng tối đa nội lực của các nhà máy một cách hiệu quả nhất, đạt công suất 113% trong năm nay. Công suất của GM và Chrysler ước tính lần lượt đạt 108 và 104%.

Những con số nói trên được đưa ra trong bối cảnh làm việc hai ca/ngày và 5 ngày/tuần và trừ các ngày nghỉ lễ. Do vậy, đẩy mạnh về công suất có nghĩa là nhiều nhà máy được tăng thêm ca làm việc, lên 3 ca/ngày, hoặc công nhân được yêu cầu làm thêm giờ.

Tuy nhiên, nhu cầu đang gia tăng đối với các dòng xe con và xe tải của Detroit cũng tạo ra nhiều thách thức không kém. Các nhà sản xuất đang tuyển dụng thêm hàng nghìn công nhân mới, nhiều trong số đó chưa từng tham gia quy trình sản xuất xe hơi. Trong khi nhiều hãng cung cấp khác rơi vào tình trạng phải gồng mình lên để bắt kịp.

Bùng nổ sản xuất

Sau nhiều năm giảm sâu về sản lượng, sản xuất dòng xe hạng nhẹ tại Bắc Mỹ đang trên cuộc chạy đua tiến thẳng đến mục tiêu 14,9 triệu xe/năm, mức lớn nhất kể từ năm 2007, theo Dave Andrea, Phó chủ tịch và cũng là một chuyên gia phân tích kinh tế công nghiệp của Hiệp hội các nhà cung cấp thiết bị nguồn của Mỹ cho biết. Ngành công nghiệp xe hơi đang mở ra nhiều công ăn việc làm cho xã hội.

Giải pháp khá rõ ràng mà các hãng xe có thể thực hiện: xây thêm nhà máy và thuê thêm lao động. Tuy nhiên, các hãng xe đều thận trọng phát triển, không quá nhanh, có lẽ là một cách tiếp cận thông minh cho một ngành công nghiệp mà nó đã quá thấu hiểu trong nhiều năm phải vật lộn với các vấn đề dư thừa.

Dây chuyền sản xuất Cruze của Chevy
Dây chuyền sản xuất Cruze của Chevy

Sự phục hồi vẫn còn yếu, và những kỷ niệm buồn của quá khứ vẫn còn hiển hiện. Sự cố gắng cũng đến từ phía ngân hàng, họ bắt đầu cho vay trở lại, song vẫn có những cái nhìn e dè hướng về phía ngành công nghiệp này, và nó làm cho các nhà cung cấp nhỏ lẻ khó vay vốn hơn các “ông lớn” để nối lại sản xuất kinh doanh.

Mà ngay cả khi họ đủ khả năng để mua hệ thống máy móc, công cụ mới thì họ vẫn phải đợi rất lâu (ước tính là 18 tháng) để có được nó. Bởi theo Andrea phân tích, không phải vấn đề ở chuỗi cung ứng, mà vấn đề đáng lo ngại nhất đang đến từ các bộ phận gia công, đúc, rèn và một số loại khác cần thiết cho sản xuất. Có thể miêu tả nó là “điểm mấu” trong chuỗi cung ứng.

Hiệu quả chính là chìa khóa

Các nhà sản xuất xe chọn giải pháp tăng thêm ca làm việc và hoạt động nhà máy suốt 7 ngày/tuần. Mỗi hãng có thể áp dụng một lịch trình hơi khác nhau, nhưng kết quả đều giống nhau: đẩy mạnh đầu ra trong khi không cần xây thêm nhà máy.

“Chúng tôi dành tất cả tiền bạc vào những khối tài sản khổng lồ, rất tốn kém, sử dụng chúng nhiều nhất có thể chính là cách hiệu quả nhất để tận dụng những tài sản đó,” John Fleming, Chủ tịch sản xuất toàn cầu của Ford cho biết. Chrysler, cũng giống như GM và Ford, đang tăng thêm ca sản xuất thứ 3 trong ngày tại một số nhà máy ở Bắc Mỹ và thuê thêm hàng trăm công nhân mới cho nhà máy đặt tại các bang Illinois, Ohio và Michigan ngay sau khi hãng thoát khỏi phá sản vào năm 2009.

Phát ngôn viên GM, Bill Grotz cho biết: “Lý tưởng nhất là chúng tôi sẽ cho chạy tất cả các nhà máy đều thực hiện 3 ca/ngày, đó là cách hiệu quả nhất để hoạt động. Sự phục hồi kinh tế chậm hơn dự kiến, cho nên GM chưa thực hiện hết đối với các nhà máy.”

Thay cho lời kết, Ron Harbour nói như đinh đóng cột rằng, ba đại gia Detroit đã học được bài học quý giá từ thất bại và họ thông minh hơn nhiều. “Khi nhu cầu tăng lên, họ có thể tăng công suất mà không tốn quá nhiều chi phí, và giả dụ, nếu nhu cầu đi xuống thì họ cũng sẽ không bị tổn thất.”

Kim Ngân (tổng hợp)

CTV1

Ý kiến của độc giả

0 bình luận

Gửi bình luận của bạn


Hoặc bình luận bằng Facebook


Bình luận mới