09:31 - 15/09/2014 (GMT+7)

Hội nhập CN ôtô : Mong muốn và thực tế

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược và quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ôtô VN đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 với nhiều điểm mới so với chiến lược và quy hoạch trước đó đã khẳng định tầm quan trọng cũng như hàng loạt những mong muốn, sự kỳ vọng về sự phát triển của ngành này trong thời gian tới.

Trước hết, phải khẳng định việc Thủ tướng Chính phủ ban hành chiến lược này đã tạo niềm vui cho hầu hết các DN đã, đang và dự định sẽ tham gia vào lĩnh vực này, ít nhất là biết mình đang và nên đi theo hướng nào. Tuy nhiên, làm thế nào để biến những mong muốn, kỳ vọng này thành hiện thực thì còn nhiều việc phải làm, làm một cách cụ thể, nhất là việc chuẩn bị thực hiện các cam kết AFTA vào năm 2018.

Quy mô thị trường và nguồn vốn

Nói về sự yếu kém của ngành công nghiệp ôtô thì có quá nhiều nguyên nhân – nhưng như hầu hết các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và các chuyên gia về ô tô thì nguyên nhân chính là quy mô thị trường quá nhỏ, gần 6 năm nay vẫn chỉ loanh quanh khoảng 100.000 -125.000 xe/năm, dẫn đến thiếu sức hấp dẫn, khó có điều kiện để phát triển, nhất là việc nâng cao tỷ lệ nội địa hóa. Với quy mô này, nếu đầu tư càng lớn thì càng lỗ do giá thành cao. Một minh chứng dễ nhận thấy là dù chưa đầu tư vào việc sản xuất linh kiện, phụ tùng, mà chỉ lắp ráp đơn giản thôi, giá thành lắp ráp ôtô tại VN đã luôn cao hơn ít nhất 20% so với nước ngoài (Có thể so sánh với Thái Lan và Indonesia).

sự yếu kém của ngành công nghiệp ôtô thì có quá nhiều nguyên nhân

Sự yếu kém của ngành công nghiệp ôtô thì có quá nhiều nguyên nhân

Vì vậy, để có thể hạ giá thành sản phẩm thì thị trường phải có dung lượng đủ lớn, có thể là từ 500.000 xe/năm trở lên tại giai đoạn trước 2020, tức thời điểm bắt đầu giai đoạn “ôtô hóa” (motorization) theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia lẫn Bộ Công Thương. Quy mô thị trường quá nhỏ như vậy không chỉ khó thu hút được những dự án lớn mà cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến khó thúc đẩy sự phát triển công nghiệp phụ tùng.

Ngược lại, sản xuất linh kiện phụ tùng yếu dẫn đến khó thu hút các dự đầu tư lớn do không mua được linh kiện, phụ tùng nội địa, đẩy giá thành sản xuất, lắp ráp lên cao. Chung quy lại đều là do thị trường quá nhỏ – dù nhu cầu lớn. Nhưng làm thế nào để thúc đẩy thị trường thì gần như không được để cập hoặc có nhưng không cụ thể, dẫn đến các nguyên nhân gây ra sự yếu kém của ngành công nghiệp này cứ “quyện” vào nhau, cái này tác động đến cái kia.

Điều này đang được xem là thế kẹt, là thách thức quá lớn, nhất là khi thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ ASEAN về 0% vào năm 2018 thì ai sẽ tiếp tục đầu tư thêm, đầu tư lớn hơn vào công nghiệp ôtô VN. Hay nói cách khác là nguồn vốn ở đâu? Trong quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ôtô VN đến năm 2020, tầm nhìn 2030 vừa được phê duyệt có đề cập đến vấn đề này từ 4 nguồn chính: Nguồn vốn huy động từ các nhà đầu tư nước ngoài; nguồn vốn của doanh nghiệp; nguồn vốn ngân sách hỗ trợ một phần cho dầu tư cơ sở hạ tầng, nghiên cứu – phát triển và đào tạo nguồn nhân lực và các nguồn vốn khác.

 nguồn vốn huy động từ các nhà đầu tư nước ngoài khó có thể thu hút thêm

Nguồn vốn huy động từ các nhà đầu tư nước ngoài khó có thể thu hút thêm

Tuy nhiên, theo đánh giá và phân tích của hầu hết các chuyên gia và doanh nghiệp thì nguồn vốn huy động từ các nhà đầu tư nước ngoài khó có thể thu hút thêm do hầu hết các hãng đều đã đầu tư vào VN dưới dạng lắp ráp từ khá lâu và hiện nhiều hãng lớn đều chú trọng đầu tư lớn vào các nước như Thái Lan, Indonesia… do những nước này có nhiều ưu đãi cụ thể, chi tiết hơn, có sự phát triển mạnh hơn về công nghiệp ôtô nói chung và sản xuất, linh kiện phụ tùng nói riêng như Ford và Toyota đã xây dựng thêm các nhà máy tại Thái Lan và Indonesia với số vốn đầu tư tại mỗi nhà máy từ 500 triệu đến 2 tỷ USD.

Mới đây, Nissan cũng đã khánh thành nhà máy mới có vốn đầu tư hơn 110 triệu USD tại Thái Lan. Riêng về phần vốn của DN, các nguồn vốn khác là vốn như thế nào, chưa được giải thích rõ ràng … Và với dung lượng thị trường vẫn nhỏ như thế này, nguồn vốn quá hạn chế thì việc tạo ra sự cạnh tranh như mong muốn là điều quá khó.

Chương trình hành động cụ thể

Trong quy hoạch nêu trên cũng đã đề ra một số giải pháp và cơ chế chính sách đối với khu vực sản xuất, khu vực tiêu dùng… Tuy nhiên, nhiều DN khẳng định những giải pháp trên vẫn còn chung chung và chưa thực sự có tính “đột phá” làm xoay chuyển được tình hình của ngành và các DN hiện nay. Nói như ông Jesus N. Arias Jr, TGĐ Ford VN, kiêm Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô VN (Vama) thì với chiến lược này, VN đã khẳng định rõ ràng quan điểm về phát triển ngành công nghiệp ôtô trong giai đoạn mới. Nhưng, điều quan trọng là để thực hiện thành công chính sách này cần có một chương trình hành động cụ thể.

Xây dựng các chính sách phải đảm bảo có sự ổn định lâu dài, có khả năng dự đoán được và mang tính cạnh tranh cao và để hỗ trợ cho thị trường trong nước đạt tiềm năng, có quy mô lớn thì cần phải giảm thuế phí và các thủ tục hành chính rườm rà, tạo ra sân chơi bình đẳng cho tất cả các DN. Đặc biệt phải thu hẹp sự chênh lệch chi phí giữa xe lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu nguyên chiếc”. Đồng quan điểm, ông Trần Bá Dương – Chủ tịch HĐQT tập đoàn Thaco cũng khẳng định chính sách cần hướng tới là phát triển thị trường để đạt quy mô về sản lượng thì sản xuất mới có hiệu quả. Trong lúc thị trường chưa đủ lớn, phải có những ưu đãi phù hợp về thuế, phí, tín dụng cũng như xây dựng các hàng rào phi thuế quan để bảo hộ cho sản xuất trong nước. Ví dụ như giảm thuế tiêu thụ đặc biệt cụ thể vào những sản phẩm chiến lược đã đề ra và làm nhanh.

Sẽ có những chính sách cụ thể về tín dụng ưu đãi, thuế, phí phù hợp

Sẽ có những chính sách cụ thể về tín dụng ưu đãi, thuế, phí phù hợp

Mới đây, Bộ Công thương cho biết, sau khi chiến lược, quy hoạch được công bố sẽ có những chính sách cụ thể về tín dụng ưu đãi, thuế, phí phù hợp nhằm thúc đẩy sản xuất, phát triển thị trường ôtô. Điều này rất quan trọng, nhưng câu hỏi đặt ra là những chính sách được công bố và đưa ra có đủ sức hấp dẫn hay không? Đó là chưa tính đến những trở ngại, những mâu thuẫn và chồng chéo giữa một số quy định, thậm chí là giữa chính các bộ liên quan đến sự phát triển của ngành công nghiệp này như Bộ Công Thương và Bộ Tài Chính – một bên muốn giảm thuế để kích thích sản xuất, tiêu dùng, một bên lại muốn thu nhiều thuế, lệ phí, thực hiện đúng các cam kết hội nhập.

Khó. Rất khó. Không những vậy, để điều chỉnh được một số chính sách thì phải có ý kiến của Quốc hội, mà thời gian để thực hiện việc này cũng không hề ngắn. Trong khi thời điểm thực hiện các cam kết AFTA chỉ còn khoảng 3 năm và nếu không làm nhanh thì khó có thể thực hiện được những mong muốn đề ra và nhiều khả năng các hãng ô tô lớn vẫn rất quan tâm đến thị trường VN, nhưng chỉ dưới dạng nhập khẩu và phân phối.

Theo DDDN

Ý kiến của độc giả

0 bình luận

Gửi bình luận của bạn


Hoặc bình luận bằng Facebook


Bình luận mới

[VMCS2017] Ngọc Trinh bất ngờ xuất hiện tại gian hàng Ducati

https://mexicanpharmacy1st.shop/# mexico pharmacy

Sáu vật liệu có thể thay đổi thế giới

לטפח תחושה של קבלה עצמית, העצמה ואותנטיות. בין אם באמצעות מפגשים