09:13 - 17/02/2014 (GMT+7)

Hà Nội: Thu phí đại lộ Thăng Long có hợp lý?

Mặc dù Quỹ bảo trì đã đi vào hoạt động nhưng TP.Hà Nội vẫn đệ trình lên Chính phủ xin thu phí tuyến cao tốc Đại lộ Thăng Long…

Lấy lý do tạo nguồn thu đầu tư hạ tầng giao thông, Hà Nội sẽ đầu tư xây hệ thống thu phí, tiến tới thu phí khép kín hoặc theo từng loại xe và quãng đường cụ thể với phương tiện đi trên phần cao tốc của Đại lộ Thăng Long. Phương tiện lưu thông trên đường gom không phải đóng phí, trường hợp người tham gia giao thông không muốn đóng phí có thể lựa chọn hệ thống đường gom hai bên.
 
Được biết, đề án thu phí đại lộ này đã được Hà Nội xây dựng từ năm 2011. Theo UBND TP, phương án được duyệt  trước khi đầu tư dự án cũng đã có nội dung thu phí để hoàn vốn bởi nguồn vốn đầu tư chủ yếu từ ngân sách TP với số tiền 5.700 tỉ đồng (nguồn vốn ngân sách Trung ương 1.840 tỉ đồng).
 
P.Hà Nội vẫn đệ trình lên Chính phủ xin thu phí tuyến cao tốc Đại lộ Thăng Long
P.Hà Nội vẫn đệ trình lên Chính phủ xin thu phí tuyến cao tốc Đại lộ Thăng Long
Tuy nhiên, theo Thông tư 197/2012 về quản lý phí đường bộ của Bộ Tài chính lại có nội dung không cho phép thu phí đường bộ đối với tuyến đường được đầu tư từ tiền ngân sách TP. Và như vậy, đại lộ Thăng Long không nằm trong  danh mục “ngoại trừ” trong thông báo triển khai thu phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện của Bộ GTVT (có hiệu lực từ 1.1.2013).

Nhưng UBND TP.Hà Nội vẫn kiến nghị thu phí bởi TP cho rằng, trung bình mỗi năm TP thiếu khoảng 5.000 tỉ đồng đầu tư cho hạ tầng giao thông, duy trì các công trình giao thông đã được Bộ GTVT bàn giao cho Hà Nội duy tu, duy trì.

Nếu tiến hành thu thì phí sẽ chồng phí
Nhiều ý kiến cho rằng, nếu tiến hành thu thì phí sẽ chồng phí
Trước việc TP kiến nghị thu phí đại lộ Thăng Long, ông Bùi Danh Liên – Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội –  thẳng thắn cho biết, hiệp hội không đồng ý với đề xuất này. Bởi lẽ, phần lớn tuyến đường này được xây dựng theo hình thức BT, tức là người dân xung quanh đã bị mất đất để nhà đầu tư làm đường thì không có lý do gì phải trả thêm phí.
 
Cũng theo ông Liên, “Từ khi quốc lộ 32 mở rộng thì phương tiện qua đại lộ Thăng Long càng vắng, trong khi mục tiêu của ngành giao thông là thu hút phương tiện đi qua đại lộ này. DN vận tải hiện đã gặp quá nhiều khó khăn do giá xăng dầu liên tục tăng, nếu tăng phí càng đẩy DN vận tải vào cảnh khốn khó”.
 
- Tuyến đường cao tốc Đại lộ Thăng Long được đưa vào khai thác từ tháng 10/2010. Đây là đại lộ dài nhất và hiện đại nhất Việt Nam hiện nay, có chiều dài 29,264 km, điểm đầu là Km1+800 (giao cắt giữa vành đai 3 Hà Nội với đường Láng – Hòa Lạc tại nút giao Trung Hòa) và điểm cuối là nút giao Hòa Lạc Km31+064 (giao cắt với QL21 – đường Hồ Chí Minh). Chiều rộng tuyến đường là 140m bao gồm: 2 dải đường cao tốc riêng biệt quy mô 6 làn xe (rộng 16,25m); 2 dải đường đô thị 2 làn xe cơ giới rộng 10,5m; dải phân cách giữa 2 đường cao tốc rộng 20m; 2 dải đất dự trữ giữa hai dải đường đô thị. Ngoài ra còn dải trồng cây xanh và vỉa hè.

- Trên tuyến đường có 51 cầu bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực vượt sông, vượt nút giao. Toàn tuyến có 3 nút giao liên thông hoàn chỉnh và không hoàn chỉnh. Tuyến đường được thiết kế với tải trọng H30 và XH80, đạt tiêu chuẩn đường cao tốc đô thị. Tổng mức đầu tư dự án là 7.527 tỷ đồng, trong đó: nguồn vốn ngân sách trung ương: 1.840 tỷ đồng và nguồn vốn của thành phố Hà Nội là 5.687 tỷ đồng.

Hải Nam (tổng hợp)

 

CTV1

Ý kiến của độc giả

0 bình luận

Gửi bình luận của bạn


Hoặc bình luận bằng Facebook


Bình luận mới

Sáu vật liệu có thể thay đổi thế giới

На сайте https://newturkishserials.ru/ ознакомьтесь с топом самых популярных турецких сериалов, которые

Subaru giới thiệu XV 2018 tới châu Âu

http://pharmnoprescription.icu/# canada mail order prescriptions

‘Huyền thoại’ Honda Rebel 250 tại Việt Nam giá 180 triệu đồng

canadian prescription: no prescription canadian pharmacies - buy prescription drugs on