10:54 - 16/10/2010 (GMT+7)

Cưỡi “hổ” vượt ngàn

“Đến Hà Giang khi ánh nắng đã rọi giữa đỉnh đầu, dường như hơn 300km đường từ Hà Nội lên tới Hà Giang mặc dù cũng uốn lượn nhưng có lẽ tất cả mới chỉ là màn dạo đầu. Bởi từ đây, cung đường khó lên nơi địa đầu của tổ quốc đang chờ chúng tôi và GLK ở phía trước.”

Xem thêm ảnh chi tiết

Để tránh cái oi bức của mùa hè khắc nghiệt thì vùng cao có lẽ là điểm dừng chân lý tưởng cho những ai muốn thoát khỏi sự ngột ngạt chốn thành đô. Với chúng tôi, Hà Giang luôn là nơi khiến bất cứ ai đã từng đến một lần đều muốn quay trở lại. Chính điều đó đã thôi thúc mấy anh em lên kế hoạch phiêu du lên Hà Giang thêm lần nữa. Và người bạn đồng hành trong chuyến hành trình của chúng tôi không ai khác chính là chiếc Mercedes-Benz GLK.

Sau chuyến hành trình về miền cát trắng Quảng Bình thì đây có thể được coi là bài test hứa hẹn sẽ đầy thú vị cho một mẫu xe SUV vốn được chỉ dành cho đô thị và trung du. Khởi hành từ Hà Nội hướng theo QL2 qua Tuyên Quang để chạy tới Hà Giang. Vẫn như những gì đã thể hiện từ chuyến đi Quảng Bình trước đó, chiếc Mercedes-Benz GLK luôn tỏ rõ sự mạnh mẽ khi vận hành trong điều kiện đường xá bằng phẳng và dễ đi. Sức mạnh từ cỗ máy V6 3.0L khiến việc vượt qua những chiếc xe chạy cùng hướng  trở nên dễ dàng và thực sự yên tâm. Nhấn sâu chân ga, GLK hơi chùn xuống một chút như bước tạo đà và sau tiếng rền vang của động cơ, cả thân tôi có cảm giác bị hút vào lưng ghế để rồi cùng chiếc xe lao nhanh về phía trước, cảm nhận sức mạnh 231 mã lực thông qua hộp số 7 cấp G-tronic để truyền tới cầu sau rất rõ ràng.

Chạy qua các đoạn nội thị, tính năng Limit hay Cruiser Control mà Mercedes-Benz trang bị cho GLK được chúng tôi vận dụng một cách tối đa. Đặc biệt, trên đoạn đường bị giới hạn tốc độ 50km/h dài như thành phố Việt Trì thì người cầm lái sẽ hiểu điều này hơn ai hết khi tha hồ đạp chân ga mà không phải lo ngại chiếc xe vượt quá tốc độ cho phép. Tới Tuyên Quang, con đường tránh thị xã chạy đi Hà Giang cũng đã làm xong, với chiều dài chừng 6km rộng, thẳng và không có bất cứ đường ngăn chạy qua, chúng tôi không ngần ngại nhấn hết chân ga để thử tốc độ của chiếc xe này. 100…150…và rồi đến 180km/h thế nhưng GLK vẫn mang đến cảm giác thật sự an toàn cùng sự phấn khích trong tôi – một sự phấn khích khi được thoả mãn về tốc độ.

Đến Hà Giang khi ánh nắng đã rọi giữa đỉnh đầu, dường như hơn 300km đường từ Hà Nội lên tới Hà Giang mặc dù cũng uốn lượn nhưng có lẽ tất cả mới chỉ là màn dạo đầu. Bởi từ đây, cung đường khó lên nơi địa đầu của tổ quốc đang chờ chúng tôi và GLK ở phía trước. Rời thị xã Hà Giang, QL4C trải nhựa rộng và phẳng dần dần biến mất để thay vào đó là những con đường nhỏ không mấy bằng phẳng, quanh co và uốn khúc. 40km là chiều dài mà 2 chiếc GLK đã vượt qua để chúng tôi đến địa phận Quản Bạ, khung cảnh hùng vĩ của thiên nhiên cũng dần lộ ra. Giữa những núi đá trùng điệp và ruộng bậc thang còn xanh mơn mởn của lúa mới, nổi lên hai trái núi có tên gọi “Núi Đôi”, hình dáng và thế đứng ngồ ngộ khiến chúng tôi mặc dù đã từng nhìn thấy nó trong chuyến đi vào mùa xuân vừa qua nhưng vẫn không thể ngỡ ngàng trước vẻ đẹp kỳ vĩ của tạo hoá đã ban tặng cho nơi đây.

Còn với Mercedes-Benz, họ có quyền từ hào về thiết kế của GLK, bởi giữa không gian bao la của núi rừng Hà Giang, cho dù đứng từ trên cao nhìn xuống hay quan sát từ xa tới gần, ngoại hình góc cạnh hình khối mang đậm chất cứng cáp của GLK thật khó để có thể nhầm lẫn với một chiếc xe nào khác. Sau 1 ngày đi đường dài, chúng tôi tạm dừng chân tại thị trấn Yên Minh yên ả để lấy sức chuẩn bị cho ngày tiếp theo chạy lên Đồng Văn – Mèo Vạc. Nhưng phải công nhận, trong suốt hành trình dài hơn 350km, vậy mà cảm giác mệt mỏi khi ngồi lên chiếc GLK dường như chưa từng xuất hiện, có chăng chỉ là những tiếng xuýt xoa, trầm trồ khen ngợi trước vẻ đẹp như tranh của thiên nhiên vùng Đông Bắc.

Ngày hôm sau, 4 người chúng tôi lại lên đường hướng về Đồng Văn. Đường lúc này cũng ngày càng dốc hơn. Những cung bậc cảm xúc dần lên đến cao trào cùng độ cao của núi và độ sâu thẳm của thung sâu. Lúc này, giá trị về sức mạnh của GLK thực sự mới có cơ hội được bộc lộ hết, mỗi cú nhấn chân ga, GLK đang chứng tỏ mình không đơn giản chỉ là một chiếc SUV thuần đô thị. Hệ thống dẫn động bốn bánh 4Matic gồm tính năng ổn định thân xe ESP, chống trượt khi tăng tốc ASR và hệ thống dẫn động lực kéo 4ETS là những trợ thủ đắc lực cho chúng tôi, tuỳ theo điều kiện địa hình để phân bổ lực kéo cho bánh trước và bánh sau, do đó lực bám đường trên mỗi bánh luôn được duy trì đảm bảo an toàn, nhất là khi thường xuyên phải vào cua dốc.

Chẳng mấy chốc, GLK đã lên tới cao nguyên đá Đồng Văn, mùa này dãy đá trơ trọi giờ đã được bao phủ bởi những hàng ngô đang đến mùa thu hoạch. Đặc biệt, nó còn có sức hấp dẫn bởi những thửa ruộng bậc thang lúc thì nằm tận sâu dưới những thung lũng, khi thì chạy đuổi trên những vách núi dựng đứng với sắc màu xanh nõn nà, vàng ruộm của những ngày xuống mạ và khi lúa chín vàng. Thật lạ thay, mùa nào cũng đầy màu sắc của cỏ cây, vẻ đẹp hoang sơ vẫn còn đấy và hơn hết là nó chưa bị ảnh hưởng của cuộc sống hiện đại. Đứng giữa Đồng Văn trong cái nắng hè nhưng dường như mọi người cũng vẫn thấy hơi se lạnh, chẳng thế mà nhiều người đã từng ví Đồng Văn giống như Sapa của Hà Giang vậy. Sau khi dừng lại lừng chừng dốc để vãn cảnh, chúng tôi trở lại xe để tiếp tục cuộc hành trình, gài số D và bỏ chân phanh, chiếc xe không bị trượt lùi mà chững lại vài giây để giúp tôi có thời gian để chuyển chân sang phía bàn đạp ga. Tất cả có được đều nhờ hệ thống hỗ trợ khởi hành khi leo dốc (HAS) mà Mercedes-Benz đã trang bị tiêu chuẩn trên xe GLK. Điều này quả thật rất hữu ích cho những ai thường xuyên đỗ dừng trên đường dốc.

Men theo con đường ven núi, ngồi trong xe, xen lẫn với sự háo hức, kinh ngạc thì cảm giác lành lạnh và nỗi sợ hãi là điều luôn thường trực với bất cứ ai đi lên tới đây. Các bác tài xe tải ở những vùng này lái xe rất thiện nghệ và cũng rất lịch sự. Chỉ cần thấy bóng dáng xe con phía sau là họ sẵn sàng giảm tốc độ, thậm chí dừng lại để xe nhỏ vượt lên. Nhưng nếu lái xe trên những cung đường như thế này, dù bạn đi theo hướng nào đi chăng nữa thì nên nhường cho xe tải chở nặng nép vào bên vách núi rồi hãy vượt qua! Đường hẹp đến nỗi mà mỗi khi GLK phải tránh đường cho những chiếc xe tải lớn chở vật liệu chạy ngược chiều, khoảng cách tránh nhau chỉ tính bằng cen-ti-mét, đối đầu giữa bên núi bên vực thì lúc này tính năng cảm biến trước sau mà GLK có đã hỗ trợ chúng tôi rất nhiều mặc dù vẫn không thể thiếu đi những người “xi-nhan”. Đi một đoạn, con đường lại bị gián đoạn do đất đá sạt lở tạo nên, đường gồ ghề và khó đi hơn, lúc này hệ thống treo AGILITY CONTROL ngay lập tức thể hiện công năng nhờ sự linh hoạt điều khiển áp lực giảm chấn độc lập tại mỗi bánh xe và dao động được dập tắt rất nhanh nên người ngồi bên trong vẫn cảm thấy thoái mái và êm ái.

Cuối cùng thì chúng tôi cũng đã đặt chân tới đỉnh Mã Pì Lèng, trong cảnh đẹp của mây núi hoà quyện, đứng trên cao nhìn xuống dòng Nho Quế xanh như ngọc bích nằm len lỏi giữa khe núi khiến người xem hình dung lên một bức tranh thuỷ mặc tuyệt đẹp. Lên cao ắt phải xuống, lên cao đã khó nay xuống núi còn khó hơn, với những ai mới tập đi xe hay kể cả những người đã từng lái lâu năm nhưng ít đi đường núi thì việc điều khiển chiếc xe đi thế nào để người ngồi trong luôn cảm thấy thoải mái thì không phải ai cũng làm được.

Với GLK, có lẽ bạn sẽ phải dành cho nó những lời khen ngợi. Hộp số 7 cấp G-Tronic hoạt động khá linh hoạt, mỗi cú đổ dốc, giữa các cấp số nó đều luôn tìm được vị trí thích hợp để chiếc xe duy trì vận hành một cách ổn định nhất, bên cạnh đó, chức năng sang số bằng tay hoạt động rất đơn giản, chỉ bằng cách gạt sang trái và phải để tăng hoặc giảm cấp số theo ý thích, người lái sẽ điều khiển xe chủ động hơn và không bị cảm giác nhàm chán trong suốt cuộc hành trình. Ngoài ra, vô-lăng cảm biến theo tốc độ, đầm chắc ở tốc độ cao và nhẹ nhàng ở tốc độ thấp, nhờ vậy mà khi đối mặt với vô vàn những khúc cua tay áo, nó tạo ra cảm giác dễ chịu chứ không mang đến sự nặng nề và vất vả cho người điều khiển.

Xuống chân núi khi mặt trời dần dần khuất đi sau dãy núi, chỉ còn le lói những tia nắng yếu ướt dưới ánh chiều tà thì cũng là lúc xa xa hiện ra trước mắt chúng tôi thị trấn Mèo Vạc – nơi nổi tiếng với chợ tình Khâu Vai một năm có một lần dành cho những đôi trai gái yêu nhau chưa đến được với nhau có cơ hội tìm lại người cũ. Đó cũng là một nét văn hoá riêng có của nơi đây. Và Mèo Vạc cũng là điểm dừng chân cuối cùng của GLK trước khi trở về Hà Nội. Ngày thứ 3 trước khi quay lại điểm xuất phát, chúng tôi không quên đổ đầy bình xăng và làm cuộc test nhỏ về mức tiêu thụ nhiên liệu của GLK. Về tới Hà Nội khi đêm đã buông, đường phố lác đác chỉ còn vài bóng người, kết thúc cuộc hành trình dài 958km với tổng mức tiêu thụ nhiên liệu trung bình 11,8 lít/100km. Đây có thể coi là một kết quả khả quan khi GLK đã trải qua một quãng đường dài trên mọi địa hình phức tạp.

Ba ngày trôi đi thật nhanh, kết thúc hành trình, trong chúng tôi, ai nấy đều đọng lại một cảm xúc rất riêng, một cảm giác nhớ nhung và thèm được trở lại. Không chỉ có cảnh đẹp mà người bạn đồng hành GLK cũng đã để lại ấn tượng trong tôi rất nhiều. Và nếu có dịp đến Hà Giang lần nữa, chắc chắn GLK sẽ vẫn tiếp tục là người bạn số 1 mà chúng tôi sẽ lựa chọn. 

CTV1

Ý kiến của độc giả

0 bình luận

Gửi bình luận của bạn


Hoặc bình luận bằng Facebook


Bình luận mới

Những hình ảnh đầu tiên của Norton Dominator SS

medication from mexico pharmacy: reputable mexican pharmacies online - mexican rx

Subaru giới thiệu XV 2018 tới châu Âu

mexico drug stores pharmacies: buying prescription drugs in mexico - mexican

Sáu vật liệu có thể thay đổi thế giới

На сайте https://pro100-stone.ru рассчитайте то, сколько будет стоить изготовление, производство изделий,

Vì sao nước làm mát liên tục bị cạn?

http://pharmcanada.shop/# canadian discount pharmacy