20:28 - 2/03/2012 (GMT+7)

Năm Thìn, nói về “con Rồng” Sergio Marchionne

Thực ra lấy năm Thìn để nói về vị CEO của Fiat và Chrysler Sergio Marchionne chỉ là cái cớ. Điều quan trọng là những gì ông Sergio đã làm được cho hai hãng xe lớn của ngành ôtô thế giới trong năm qua đáng để chúng ta ngưỡng mộ.

Rồng là con vật hùng mạnh và được kính trọng nhất trong số mười hai con giáp. Nó tượng trưng cho tham vọng và thống trị, nhưng đồng thời nó cũng là con vật linh thiêng và mang tính thần thánh. Người sinh vào năm Thìn tràn đầy năng lượng và sức mạnh, có sức quyến rũ và tỏa sáng, và là biểu tượng của sự giàu có và quyền lực.

1
Sergio Marchionne góp phần quan trọng cho sự phát triển của Fiat và Chryler

Người phương Tây thường gắn số mệnh của mình với những chòm sao hay cung ngày sinh, nhưng người châu Á lại xem tử vi thông qua 12 con giáp, mỗi năm sinh của mỗi người được biểu trưng bằng một con giáp. Nhìn dưới con mắt của người Á Đông, có thể thấy, vị CEO của Fiat và Chrysler Sergio Marchionne – người sinh năm 1952, Nhâm Thìn, hội tụ đủ phẩm chất từ những biểu tượng của một con Rồng, thực tế những gì ông đóng góp cho ngành ôtô thế giới nói chung, cho Fiat và Chryler nói riêng càng khiến người ta tin vào điều đó.

Thành công của người đàn ông tuổi Thìn

Sergio Marchionne sinh ngày 17 tháng 6 năm 1952 tại Chieti, Italy. Ông là một CEO được cho là rất thành công, khi với tài năng của mình, đã vực dậy hãng xe nước Ý – Fiat, và gần đây hơn, ông đóng vai trò quan trọng trong việc giúp Hãng ôtô nước Mỹ – Chrysler từ bên bờ vực phá sản đến có lợi nhuận.
Marchionne hiện đang nắm giữ một số chức vụ quan trọng trong ngành ôtô như Giám đốc điều hành của Fiat, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Chrysler. Ông cũng đã có hai nhiệm kỳ liên tiếp là Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô châu Âu…

Sinh ra tại Italia nhưng trưởng thành ở Canada và Mỹ, ông Sergio Marchionne theo học ngành kinh tế tại trường Đại học Windsor và đã có 9 năm làm việc cho hãng xe lớn nhất thế giới GM ở thủ phủ Detroit.

2
Ít ai biết rằng, Marchionne là dân ngoại đạo trong ngành ôtô

Năm 2003 ông trở lại Italia làm việc cho Fiat trong lúc hãng xe lớn nhất nước Ý này gặp khó khăn trầm trọng, thua lỗ lớn. Được bổ nhiệm vị trí CEO tháng 6/2004, ông đã lãnh đạo Fiat thoát khỏi khủng hoảng trở thành hãng xe “ăn nên làm ra” đến ngày nay.

Marchionne là dân ngoại đạo trong ngành ôtô (ban đầu ông theo học triết học, sau đó chuyển sang ngành luật và kế toán). Nhưng ông có được danh tiếng nhờ tài năng lội ngược dòng của mình vào năm 2004-2005 khi đưa Fiat, tập đoàn công nghiệp lớn nhất Ý với lực lượng lao động 200.000 người trên toàn cầu, thoát khỏi nguy cơ phá sản. Quý IV tài khóa 2005, Fiat đã chứng kiến mức lãi đầu tiên trong 17 quý. Fiat cũng thu về 196 triệu euro lợi nhuận trong 9 tháng đầu năm của tài khóa 2006.

Ông đã làm được điều này nhờ cải tổ tính quan liêu trong quản lý ở Fiat. Ông chú trọng đến việc tái thiết bộ phận ôtô và kết quả là sự thành công lớn của các dòng sản phẩm Grande Punto cũng như Bravo. Fiat cũng thành lập các liên doanh với Tata Motors của Ấn Độ và Chery Motors của Trung Quốc để mở rộng hoạt động qua các thị trường mới nổi. Dưới thời của Marchionne, Fiat đã quay trở lại một cách thành công ở nhiều thị trường lớn khác như Mexicô, Úc.

3
Tính cương quyết của Marchionne giúp ông vực lại 2 hãng xe lớn

Marchionne  đã lặp lại thành công đó khi đảm nhiệm vai trò điều hành Chrysler vào năm 2009 (vẫn kiêm nhiệm chức Tổng Giám đốc Fiat). Theo một số người làm việc trực tiếp với ông, các nhà điều hành dưới trướng ông ở Ý và Mỹ đều gọi ông bằng biệt danh “ông chủ”. Bởi lẽ, Marchionne cai quản các nhà quản lý cấp dưới với quả đấm sắt, yêu cầu họ phải đạt được các tiêu chuẩn cao do ông đặt ra.
Tầm nhìn xa, sự cương quyết và tính kỷ luật cao của Marchionne là lý do cho sự hồi sinh của Fiat và Chrysler. Có thể thấy, sự tin tưởng của nhà đầu tư đối với năng lực của Marchionne đã đẩy cao giá trị thị trường của Fiat. Hiện tại, cổ phiếu Fiat đang được giao dịch ở mức gấp khoảng 12 lần EPS (lợi nhuận mỗi cổ phiếu) ước tính của năm 2012, cao hơn các đối thủ cùng ngành.

Người hùng khôi phục niềm tự hào Fiat

Sergio Marchionne luôn nghĩ mình là người có trách nhiệm và đủ khả năng cứu vớt cả “vương triều” ôtô Fiat lừng lẫy khỏi những ngày đen tối nhất. Đó là một suy nghĩ chính xác.

Cuối năm 2004 Tập đoàn Fiat lâm vào cơn khủng hoảng mà đỉnh cao là việc bộ phận sản xuất ôtô – nhánh chính của  “vương triều” – có nguy cơ phá sản. Đúng lúc đó, các nhà lãnh đạo General Motors (GM) kiêu hãnh đặt vấn đề mua lại Fiat, coi như một sự “cứu giúp” xuyên Đại Tây Dương của những người vốn đang khuynh đảo thị trường ôtô thế giới hàng chục năm nay. Lúc đó, niềm tự hào quá lớn đã ngăn việc Fiat tự “bán mình”.

4

Một năm sau mọi việc nay đã hoàn toàn trái ngược. GM giãy giụa trong cơn nguy kịch chưa từng có, đánh mất dần vị trí thống lĩnh trong làng sản xuất ôtô toàn cầu và “cơn đau” ấy vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt. Trong khi đó Fiat đang tăng tốc thấy rõ, với việc lên lịch hợp tác cùng những đối thủ sừng sỏ nhất, trong đó có GM và Ford, cho những dự án táo bạo đầy tham vọng. Tất nhiên, việc hợp tác ấy không loại trừ khả năng mua lại, sáp nhập.

Một năm tăng tốc từ “vũng lầy” ấy cũng là một năm đánh dấu sự có mặt của vị thủ lĩnh có tên Sergio Marchionne, một doanh nhân ít được biết đến dù trước đó đã từng phụ trách một số bộ phận của hãng.

Gia đình Marchionne chuyển tới Toronto, Canada khi cậu 14 tuổi, và kể từ đó đã trải qua đủ các công việc liên quan và sau này phục vụ đắc lực cho việc quản lý, từ tư vấn pháp lý cho tới kế toán, đi đôi với chuyên môn kinh doanh học tại trường đại học Windsor. Và quan trọng nhất, Marchionne đã làm 9 năm cho hãng ôtô lớn nhất thế giới, GM, ngay tại trụ sở của họ ở thành phố Detroit.

Marchionne quay về quê nhà Italia để tiếp quản hãng Fiat lúc đang trong khủng hoảng. Có quá nhiều thứ phải làm tại đây vào lúc ấy. Thua lỗ tới hơn 2 tỷ USD năm đó, hãng tưởng chừng chỉ chờ phá sản. Tới nay, Fiat ước tính chỉ thua lỗ khoảng 150 triệu USD và đó là thành tích đáng quý của Marchionne. Đó là nhờ vào các mục tiêu tài chính hết sức rõ ràng mà Marchionne đã đặt ra và kiên định với nó từ đó tới nay.

Kết hợp cùng vị chủ tịch Luca di Montezemolo, người chuyên lo những vấn đề lớn và gắn kết Fiat với chính trường Italia nhằm đi lên thuận tiện hơn, Marchionne tập trung vào giải quyết từng vấn đề xuất hiện hàng ngày, tập trung trị từng “căn bệnh” có ở mỗi ban bệ trong hãng. Với việc đó, Fiat từng bước nâng cao được hiệu quả và tránh lãng phí tràn lan, qua đó tránh được đại họa bị thôn tính cũng như không phải cắt bỏ hàng ngàn việc làm đi đôi với đóng cửa hàng chục nhà xưởng như GM hiện nay.

Fiat luôn hứng thú với việc liên tiếp đưa ra những mẫu xe mới để qua mặt đối thủ trên thương trường quốc tế. Marchionne cũng thích vậy, nhưng hành động khác. “Ai chẳng thích có thêm những con ngựa biết giành chiến thắng. Song vấn đề là phải luôn đảm bảo đủ sức chăm sóc tất cả những con ngựa đã có trong chuồng, trong đó có những con đã mang về chiến thắng trước đây”, quan điểm của Marchionne là như vậy.

Cũng về sản phẩm mới, quan điểm của Marchionne là mọi chiếc xe phải mang phong cách Italia và có thể nhận thấy đó là một chiếc Fiat ngay từ xa, nhưng không kệch cỡm và xa lạ với người tiêu dùng. Chính điều đó đã giúp ích nhiều cho Fiat thời gian qua, bởi phong cách và nét riêng chính là thế mạnh của “vương triều” Fiat. Nếu làm cho mình quá khác lạ có thể sẽ tự loại mình ra cuộc chơi nhưng đánh đồng nghĩa là nhường luôn cơ hội cho những người đến sau, vốn hào hứng và thường thích ứng nhanh hơn.

 

Một bí quyết thành công khác của Marchionne là không ngại học hỏi đối thủ. Có kiến thức kinh tế sâu rộng, Marchionne quyết định thu gọn danh sách các mẫu xe phong phú đa dạng hiện có tại Fiat. Các loại xe được cố gắng gom lại ở những điểm tương đồng, qua đó cắt giảm chi phí sản xuất. Ít mẫu nhưng mẫu nào ra mẫu ấy, mạnh mẽ và giá thành thấp. Đây là bí quyết giúp Toyota, hãng xe được Marchionne nể phục nhất, thành công suốt nhiều năm nay.

Marchionne cũng học hỏi tập đoàn xe hơi PSA Peugeot Citroen của Pháp trong việc sử dụng đối tác và đối thủ như một cách phân tán rủi ro của mình. Ngay sau khi “ly dị” với GM, Fiat thời Marchionne nhanh chóng lập 3 dự án riêng với PSA, Ford và Suzuki. Chưa hết, Fiat còn mở rộng hợp tác với cả những đối tượng mới nổi như tập đoàn Tata ở Ấn Độ hay tập đoàn Thượng Hải của Trung Quốc.

Nhờ những dự án ngắn và trung hạn trên mà Fiat đã được san sẻ những khó khăn trước nay một mình gánh chịu đồng thời nhanh chóng bắt kịp đối thủ khi tận dụng được thế mạnh của đối tác mà mình đang thiếu.

Không có Sergio Marchionne, không có Chryler

Lịch sử mua bán của Chrysler không được sáng sủa. Khi hãng ôtô Đức Daimler AG tuyên bố mua lại Chrysler với giá 36 tỉ USD vào năm 1998, Tổng Giám đốc Daimler khi đó là Juergen Schrempp tuyên bố vụ sáp nhập này là “cuộc hôn nhân trời ban”. Thế nhưng, đến năm 2007, Daimler đã phải bán 80% cổ phần trong Chrysler cho tập đoàn đầu tư của Mỹ Cerberus Capital Management với giá chỉ 7,4 tỉ USD. Khoản đầu tư của Cerberus vào hãng xe này cũng bị mất trắng chỉ trong 2 năm.

Khó nói hết tình cảnh bi đát của Chrysler vào cuối năm 2008. Cerberus đã tìm kiếm những người mua tiềm năng như Renault (Pháp), Nissan (Nhật) và General Motors (Mỹ) nhưng đều nhận cái lắc đầu. Thời điểm đó, Chrysler đã sản xuất ra những chiếc xe kém cỏi nhất ngành trong đó có chiếc Chrysler Sebring và Dodge Caliber, đều có doanh số bán ì ạch.

 

Khi Fiat tiếp quản Chrysler vào tháng 6/2009, Chrysler là một hình ảnh rất mờ nhạt trong mắt người tiêu dùng; tiền mặt trong Công ty hầu như là con số 0 và sản phẩm thì không có. Thậm chí, Tổng Giám đốc Steve Feinberg của Cerberus lúc đó đã đề nghị bán hãng xe này với giá chỉ 1 USD cho Bộ Tài chính Mỹ (lời đề nghị này được xem như là lời nói đùa).

Nhận thấy tiềm năng từ thương vụ này, Marchionne (điều hành Fiat từ năm 2004) đã nhảy vào. Ông mặc cả với Chính phủ Mỹ và Canada và một liên minh đã được thành lập với phần lợi thuộc về Fiat. Theo đó, Fiat sẽ có 35% cổ phần trong Chrysler mà không phải bỏ đồng vốn nào và có được cơ hội tiếp cận thị trường Bắc Mỹ.

Đổi lại, Fiat cung cấp cho Chrysler loại khung gầm xe để phát triển các mẫu xe nhỏ, tiết kiệm nhiên liệu cho người tiêu dùng Mỹ và giúp sản phẩm Chrysler tiếp cận mạng lưới phân phối toàn cầu của Fiat. Fiat sẽ được quyền chọn mua thêm 16% cổ phần trong Chrysler để nâng cổ phần lên mức chi phối 51% nhưng với điều kiện Chrysler phải trả hết nợ vay cho Chính phủ Mỹ và Canada.

Lúc đó Marchionne cũng rất cần thương vụ này. Fiat đã tránh khỏi thảm cảnh phá sản, nhưng tình hình vẫn còn rất chông chênh. Danh tiếng của Fiat về mặt chất lượng vẫn chưa cao, đặc biệt tại thị trường Mỹ. Mua lại Chrysler sẽ cho Fiat cơ hội tiếp cận thị trường này.

Vì thế, Marchionne cần một đối tác có thể giúp Fiat bán được 6 triệu chiếc ôtô về hằng năm, một con số cần thiết để Công ty tồn tại. Cuộc hôn nhân với Chrysler sẽ cho ông điều đó bằng cách chia sẻ linh kiện, bộ phận của hai hãng xe để cắt giảm mạnh chi phí trong việc sản xuất các mẫu xe mới (các linh kiện chiếm tới 2/3 giá trị của một chiếc ôtô).

 

Gần 2 năm sau khi bước vào liên doanh, các cơ sở hoạt động của Fiat và Chrysler đã làm việc chung khá ăn ý. Cả 2 chia sẻ cho nhau gần 50% chuỗi cung ứng. “Cuộc hôn nhân đang rất thuận hòa. Chúng tôi cùng nhau chia sẻ công nghệ và kinh nghiệm”, Stefan Ketter, Giám đốc Sản xuất của Fiat, nhận định.

Kết quả là năm 2010, Fiat và Chrysler gộp lại đã bán được hơn 3,6 triệu chiếc xe trên toàn cầu. Con số này, dù thấp so với chỉ tiêu Marchionne đặt ra và so với hơn 8 triệu chiếc mà mỗi hãng Toyota (Nhật) và General Motors bán ra, nhưng xét đến xuất phát điểm của Chrysler, đây là dấu hiệu tích cực.
Các con số tài chính mới nhất do Chrysler công bố vào đầu tháng 5.2011 cũng cho thấy sự hồi sinh của hãng xe này. Lãi ròng quý I/2011 đạt 116 triệu USD, so với mức lỗ 197 triệu USD cùng kỳ năm ngoái, trong khi doanh thu tăng mạnh 35% đạt 13,1 tỉ USD. Đáng chú ý đây là mức lãi ròng hằng quý đầu tiên kể từ khi Hãng thoát khỏi phá sản cách đây gần 2 năm.

 

Mức lãi ròng thấp là do Chrysler phải gánh chi phí lãi vay cao từ khoản nợ Chính phủ Mỹ và Canada lên tới 7,5 tỉ USD. Nếu chỉ xét lợi nhuận hoạt động, Chrysler đã đạt 477 triệu USD trong quý I/2011 so với 143 triệu USD cùng kỳ năm ngoái. Chrysler cũng cho biết doanh thu cả năm dự kiến đạt 55 tỉ USD và lãi ròng khoảng 200-500 triệu USD. Sau công bố trên, cổ phiếu của Fiat đã tăng lên mức cao nhất trong hơn 3 tháng qua.

Thành tựu đáng ghi nhớ

Với những thành công và đóng góp của mình đối với ngành công nghiệp ôtô, Sergio Marchinonne đã được tôn vinh với giải thưởng Nhà lãnh đạo của năm do chuyên trang ôtô uy tín Automontive News bình chọn vào năm 2009, ông cũng đứng trong top 10 nhân vật quyền lực nhất của ngành công nghiệp ôtô thế giới vào năm 2011 do Tạp chí Motortrend bình chọn. Sergio Marchinonne cũng được hãng tin CNBC xếp vào 10 CEO có tài khuynh đảo cục diện doanh nghiệp.

Ông Marchionne còn vinh dự nhận một giải thưởng khác của Automotive News: CEO châu Âu. Theo Automotive News, chính người đàn ông 56 tuổi này đang làm biến đổi Chrysler, đặt hãng xe suy yếu vào đường đi mới cùng với việc tổ chức nhánh xe mới và kế hoạch phát triển sản phẩm mới dựa trên model Fiat. Những “nước cờ” dứt khoát và dũng cảm khiến cho cái tên Sergio Marchionner trở thành lựa chọn sáng giá cho giải thưởng CEO châu Âu.
 

 

 

CTV1

Ý kiến của độc giả

0 bình luận

Gửi bình luận của bạn


Hoặc bình luận bằng Facebook


Bình luận mới

‘Huyền thoại’ Honda Rebel 250 tại Việt Nam giá 180 triệu đồng

doxycycline 50mg: generic doxycycline - order doxycycline 100mg without prescription

Sáu vật liệu có thể thay đổi thế giới

На сайте https://dolgovnet82.ru вы сможете уточнить всю важную информацию, которая касается