10:02 - 10/02/2011 (GMT+7)

Khủng hoảng công nghiệp ôtô đầu thế kỷ XXI

Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng dầu mỏ kéo dài cùng sự bùng nổ của khủng hoảng tài chính giữa những năm 2000, ngành công nghiệp ôtô thế giới đầu thế kỷ XXI rơi vào tình cảnh khó khăn, ba ông lớn “Big Three” đứng trên bờ vực phá sản.

Cuối thập niên 80, lợi dụng thời điểm giá nhiên liệu tăng cao và nhu cầu xe nhỏ tăng mạnh, các nhà sản xuất ôtô nước ngoài ồ ạt tấn công vào thị trường Mỹ.

Những năm 1990, giá xăng dầu leo thang cùng với sức ép từ các cuộc cạnh tranh khốc liệt của các hãng xe nước ngoài, Big Three – 3 nhà sản xuất ôtô lớn nhất Hoa Kỳ là General Motors (GM), Ford Motor Company (Ford) và Chrysler vốn chuyên sản xuất xe thể thao đa dụng SUV và xe bán tải “ngốn xăng” đều lâm vào cảnh khốn cùng. Trước tình hình đó, họ phải từ bỏ dòng xe truyền thống, tập trung nguồn lực sản xuất xe tiết kiệm nhiên liệu hơn.

Đến giữa năm 2006, cuộc khủng hoảng tài chính ở Hoa Kỳ nổ ra, bùng phát mạnh từ cuối năm 2008 và nhanh chóng lan sang nhiều nước khác trên thế giới. Sự việc này khiến cho nền kinh tế các nước bị suy thoái nặng nề. Những khó khăn về tài chính và giá xăng dầu tăng khiến thu nhập và mức chi tiêu tiêu dùng của các hộ gia đình giảm đi đáng kể. Những loại xe bán tải và SUV đắt tiền, tiêu tốn nhiều nhiên liệu đã không còn sức hấp dẫn.

Chính vì thế, doanh số của GM, Chrysler và Ford thời điểm đó ngày càng sụt giảm nghiêm trọng. Từ quý IV năm 2007, GM thông báo mức thua lỗ kinh doanh trong năm 2007 là 1,9 tỷ USD. Ford lỗ 2,723 tỷ USD còn Chrysler lỗ 1,6 tỷ USD. Sang năm 2008, tình hình còn tồi tệ hơn, doanh số của tam vị đại gia giảm thê thảm và đứng ở mức thấp nhất trong trong vòng 25 năm. Chỉ tính riêng quý II, GM thông báo lỗ ròng 15,5 tỷ USD. Quý III/2008, GM bị lỗ trước thuế 4,2 tỷ USD, Ford lỗ 2,75 tỷ USD còn Chrysler lỗ 84 triệu USD. Trong cả năm 2008, doanh số của Chrysler giảm tới 47% trong khi Ford và GM cùng giảm 31%.

Không cam chịu số phận, từ giữa năm 2008, Big Three đồng loạt đề ra những chiến lược vận hành mới nhằm cứu vãn tình thế. Một mặt, họ mở các cuộc vận động xin vay tổng cộng 25 tỷ USD từ Quốc hội và chính phủ Hoa Kỳ, kêu gọi thêm sự trợ giúp từ chính phủ các nước châu Âu như Đức, Thụy Điển và Anh. Mặt khác, họ tiến hành thu hẹp sản xuất, tuyên bố đóng cửa nhà máy hoặc tạm ngừng sản xuất để giảm thiểu tối đa mức thua lỗ.

Cuối năm đó, GM đã đóng cửa hơn 20 nhà máy ở Hoa Kỳ và Bắc Mỹ, phải bán đi một số thương hiệu con và sa thải khoảng 10.000 lao động. Cùng chung cảnh ngộ, Ford cũng phải đóng cửa một số cơ sở sản xuất tại Bắc Mỹ, châu Âu và Philippine. Chrysler tạm ngừng sản xuất tất cả các nhà máy.

Trong thời gian chờ đợi những gói cứu trợ từ chính phủ Mỹ, ngày 30/4/2009, Chrysler đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản và thành lập liên minh với Fiat, nhà sản xuất ôtô đến từ nước Ý. Một tháng sau, ngày 1/6, GM cũng chính thức nộp đơn xin bảo hộ phá sản. Lúc đó, tổng số nợ của GM là 172,81 tỷ USD, còn tổng giá trị tài sản hiện có là 82,29 tỷ USD. Đây được xem là vụ phá sản lớn thứ 4 của nền kinh tế Mỹ từ trước tới nay.

Nhưng cuối cùng thì tin vui cũng đến với Big Three của Detroit khi đầu tháng 12/2009, chính phủ Mỹ đồng ý phê chuẩn kế hoạch cứu trợ 17,4 tỷ USD để khôi phục ngành ôtô. Số tiền này tuy chỉ bằng một nửa so với khoản tiền mà ba nhà sản xuất ôtô lớn nhất nước Mỹ đề nghị được vay nhưng cũng đủ giúp GM và Chrysler thoát khỏi “án tử” và cũng là phao cứu sinh dự phòng cho Ford, vốn lúc đó chưa cần đến sự cứu trợ khẩn cấp.

Không chỉ ảnh hưởng tới Big Three, cuộc suy thoái kinh tế đã khiến toàn ngành công nghiệp ôtô thế giới trở nên u ám. Hầu hết các nhà sản xuất ở châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ đều thực hiện chiến lược hạ giá thành của xe. Nhiều công ty còn gấp rút nghiên cứu, cho ra đời thêm nhiều dòng xe tiết kiệm nhiên liệu với mức giá dao động chỉ trong khoảng từ 2.000USD – 3.000USD để đáp ứng nhu cầu người dân có thu nhập thấp, đồng thời chuyển hướng tìm kiếm thị trường tiêu thụ ở các nước châu Á.

Mặc dù hiện tại đã tạm thời vượt qua giai đoạn khủng hoảng nhất, nhưng Big Three nói riêng và ngành công nghiệp ôtô thế giới nói chung vẫn còn cả một chặng đường dài khó khăn phía trước. Trong thời đại cạnh tranh gay gắt như hiện nay, để tồn tại và có thể chinh phục được khách hàng, các nhà sản xuất phải nỗ lực hơn nữa trong việc tạo ra nhiều loại xe đảm bảo chất lượng, thân thiện với môi trường và có mức giá phải chăng.

CTV1

Ý kiến của độc giả

0 bình luận

Gửi bình luận của bạn


Hoặc bình luận bằng Facebook


Bình luận mới

[VMCS2017] Ngọc Trinh bất ngờ xuất hiện tại gian hàng Ducati

Buy Viagra online cheap: Cheapest place to buy Viagra - viagra

Subaru giới thiệu XV 2018 tới châu Âu

https://cialist.pro/# Buy Tadalafil 20mg

LXV 3V i.e 125 : Tiền nào của nấy

http://levitrav.store/# Buy Levitra 20mg online

Vì sao nước làm mát liên tục bị cạn?

http://kamagra.win/# Kamagra 100mg