09:41 - 8/01/2015 (GMT+7)

Tp.HCM: Hạn chế phương tiện cá nhân có khả thi?

Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh vừa trình Ủy ban Nhân dân thành phố các phương án hạn chế sở hữu và sử dụng phương tiện cá nhân nhằm giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông trên địa bàn.

Theo Sở Giao thông Vận tải thành phố, để hạn chế sở hữu phương tiện cá nhân cần phải tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với loại phương tiện này cũng như tăng phí trước bạ, phí đăng ký phương tiện cá nhân đăng ký mới; tổ chức thu phí môi trường (ô nhiễm không khí, tiếng ồn…); cấp số lượng phương tiện ở mức giới hạn/năm.

Tại khu vực nội đô, cần bổ sung điều kiện để sở hữu phương tiện phải chứng minh được có chỗ đỗ xe. Ngoài ra cần có quy định niên hạn sử dụng đối với phương tiện hoạt động tại các đô thị lớn, trước mắt áp dụng đối với xe gắn máy nhằm hạn chế số lượng phương tiện tham gia giao thông, giảm ùn tắc và ô nhiễm môi trường.

Đối với việc hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân, Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, cần dùng các chế tài về kinh tế như thuế xăng dầu, lệ phí đường và phí đỗ xe để giảm bớt việc đi lại bằng xe riêng vì càng đi nhiều càng phải trả tiền.

Cụ thể, cần đánh thuế nhiên liệu, dùng nguồn thu này phục vụ cho các mục tiêu giao thông vận tải; thu phí ra vào trung tâm thành phố theo khu vực, thời gian nhằm giảm ùn tắc giao thông; tăng phí dịch vụ trông giữ phương tiện trong khu vực nội đô.

Tp.HCM: hạn chế phương tiện cá nhân có khả thi?

Tp.HCM: hạn chế phương tiện cá nhân có khả thi?

Ngoài ra, cần hạn chế phương tiện cá nhân lưu thông trên một số trục chính hoặc trên một số tuyến nhất định vào giờ cao điểm, tăng cường các tuyến đường một chiều đối với phương tiện cá nhân; tổ chức phân tách làn dành riêng cho xe máy và làn xe thô sơ trên các tuyến đường ra vào nội thành có đủ điều kiện về mặt cắt ngang.

Căn cứ vào biển đăng ký xe để hạn chế lái xe ở một số khu vực vào một số ngày nhất định trong tuần nhằm giảm số lượng ôtô được sử dụng.

Các giải pháp nói trên mà Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh tham mưu cho Ủy ban Nhân dân thành phố cũng xoay quanh các nội dung đề án của Bộ Giao thông Vận tải; nhìn chung thiên về các biện pháp hành chính, kinh tế mà không chú trọng các biện pháp chuyên môn kỹ thuật.

Với đặc điểm là đô thị lớn, phát triển nóng không kiểm soát, ranh giới khu vực trung tâm và ngoài trung tâm không còn rõ rệt, hệ thống hạ tầng giao thông đã quá tải, việc hạn chế phát triển xe cá nhân hoặc hạn chế xe vào trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh đã không còn nhiều ý nghĩa.

Trong khi đó, hệ thống xe buýt phát triển quá kém cả chất lượng lẫn số lượng, tồn tại khá lâu nhưng không có giải pháp xử lý hữu hiệu. Trong tình hình đó, việc đưa ra các giải pháp đánh vào túi tiền người dân có nhu cầu đi lại chính đáng như đặt thêm hoặc tăng cao các loại thuế phí, chắc chắn sẽ gặp phản ứng từ nhiều phía với tâm lý “phí chồng phí” nhưng chất lượng phục vụ hạ tầng giao thông không có gì chuyển biến rõ rệt.

Hiện Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 600.000 xe ôtô cá nhân và 6,3 triệu xe máy

Hiện Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 600.000 xe ôtô cá nhân và 6,3 triệu xe máy

Theo các chuyên gia, muốn giải quyết căn cơ chuyện kẹt xe mà không giải quyết ba vấn đề cơ bản là phát triển hạ tầng, phát triển hệ thống giao thông cộng cộng và kiểm soát tốt quy hoạch đô thị (cụ thể là sử dụng đất), thì câu chuyện hạn chế xe cá nhân dưới mọi hình thức đều không khả thi. Muốn giải quyết tốt 3 vấn đề này mà không điều tra phân tích nhu cầu đi lại, không phối hợp tốt giữa các ngành chức năng, không có một đồ án quy hoạch giao thông khoa học, không có lộ trình và tiến độ cụ thể, không có các tiêu chuẩn quy tắc phù hợp người Việt Nam, không tham khảo ý kiến các chuyên gia… thì rốt cuộc cũng gây lãng phí xã hội.

Hiện Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 600.000 xe ôtô cá nhân và 6,3 triệu xe máy (chưa kể gần 2 triệu xe biển số tỉnh), bình quân gần 1 xe/người dân, cao hơn so với các nước châu Á. Cứ trong vòng 9 năm, lượng xe máy tại thành phố đã tăng lên 3 lần, lượng xe ôtô cá nhân tăng lên 6 lần, trong lúc lượng xe buýt 3.000 chiếc thì gần như không thay đổi, thậm chí còn giảm.

Khi chưa có giải pháp khả thi về đầu tư phương tiện giao thông công cộng thay thế tính ưu việt của xe gắn máy thì việc tăng thuế, phí, lệ phí… cũng khó giảm được sự gia tăng, phát triển về số lượng phương tiện cá nhân này.

Hiện tại, người sở hữu xe cá nhân tại Việt Nam đã chịu rất nhiều các khoản từ thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, lệ phí trước bạ, phí lưu thông đường bộ… làm cho chi phí để sở hữu 1 chiếc xe cao gấp 2,5-3 lần so với Thái Lan hay Malaysia. Trong khi đó, các phương tiện công cộng như xe buýt, tàu điện ngầm… chưa thể hoặc chưa đủ để đáp ứng nhu cầu di chuyển của người dân.

Cùng với đó, hạ tầng giao thông ngày càng bị thu hẹp so với sự gia tăng của dân số, quy hoạch đô thị kém phát triển; thu nhập người dân nhìn chung chưa cao, lại phải chịu nhiều chi phí khác như học phí, xăng dầu, khám chữa bệnh…

TTXVN

Ý kiến của độc giả

1 bình luận

Nguyenhungviet (12/01/2015 9:36 chiều)

Vviet@gmail.com

Lai mot phuong an cu rich tu lau lam roi,lai loi lai de dinh lam kho nguoi dan chang?cung khong co giai phap gi khoa hoc va con nguoi hon nua.qua chan luon ve cac vi lanh dao cua so giao thong,lai kho ma kha thi cho ma xem.qua te luon.

Gửi bình luận của bạn


Hoặc bình luận bằng Facebook


Bình luận mới

Sáu vật liệu có thể thay đổi thế giới

Хотите купить товары для туризма? TrampClub предоставляет такую возможность! Здесь вы

Sáu vật liệu có thể thay đổi thế giới

Разработка электроники - компания, которая предлагает клиентам весь комплекс квалифицированных услуг.

Mercedes-Benz Việt Nam phản hồi về vụ cháy xe GLC 200 tại Hà Nội

k8 カジノ パチンコ やり方 素晴らしい洞察と分析。これからも素晴らしい記事を期待しています。