14:31 - 9/08/2010 (GMT+7)

Ngành ôtô với công cuộc tự làm mới mình

Năm 1939, chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ, một lần nữa ngành công nghiệp ôtô lại rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Để tồn tại, tất cả các nhà sản xuất đều phải tìm cách tự làm mới mình, thậm chí phải “lấn” sang các ngành công nghiệp khác.

Xe Jeep ra đời mở đầu cho công cuộc sản xuất phục vụ chiến tranh

Năm 1939, cuộc chiến tranh thế giới nổ ra, Mỹ gia nhập quân đồng minh. Đầu những năm 1940, sản lượng ngành sản xuất ôtô Mỹ sụt giảm theo cấp số nhân. Các đại lý bán lẻ không hoạt động, hàng tồn kho chất đống.

Trước tình hình đó, nhiều nhà sản xuất không trụ nổi đã phải tuyên bố phá sản. Còn lại, tất cả các hãng từ lớn đến bé đều phải “gồng mình” chống chọi với khó khăn.

American Bantam Car Company lúc đó là một công ty chuyên sản xuất ôtô nhỏ với khoảng 450 công nhân và mức vốn đầu tư ban đầu chỉ 1 triệu USD. Do thiếu vốn và chịu ảnh hưởng của thời cuộc cũng như dư âm của đại suy thoái, công ty này cũng không thoát khỏi khủng hoảng. Đầu năm 1940, American Bantam đứng trước nguy cơ phá sản.

Tuy nhiên, với đầu óc tinh tế và nhạy bén của ban lãnh đạo, Bantam đã dần nắm bắt được nhu cầu sử dụng xe nhỏ của quân đội trong chiến tranh. Năm 1940, Bantam cử một nhóm các chuyên gia ôtô tới Cục Cảnh vệ Quốc gia Mỹ để giới thiệu năng lực sản xuất xe quân sự của mình. Cuối năm đó, phía quân đội cũng đồng ý để hãng này đảm trách việc thiết kế các mẫu xe nhỏ, nhẹ, có kết cấu 4×4 nặng không quá 600kg để phục vụ công tác quân sự.

Vài tháng sau, Bantam đã cho ra đời mẫu xe dã chiến đầu tiên mang tên Bantam BRC. Đây là một chiếc xe nhỏ, dễ điều khiển và hoạt động khá tốt, vì vậy, hãng này đã nhận được hợp đồng sản xuất 1.500 chiếc cho quân đội Hoa Kỳ. Tuy nhiên, American Bantam Car Company lúc đó chỉ là một công ty “vô danh tiểu tốt”. Quân đội Hoa Kỳ lo ngại rằng công ty này sẽ không thể cung ứng được số lượng lớn loại xe nói trên nên ngoài việc đặt hàng Bantam, họ còn đặt Willys-Overland và Ford Motor Company sản xuất một số lượng xe tương tự có thiết kế và thông số kĩ thuật tham khảo từ BRC.

Sau khi sản xuất xong, cả 3 mẫu xe của ba nhà sản xuất (mỗi mẫu 1500 chiếc) đã được mang đi thử nghiệm. Phía quân đội xem xét rất cẩn thận và đưa ra kết luận: Xe của Bantam tuy có thiết kế đạt yêu cầu song không mạnh mẽ. Xe Quad của Willys động cơ khỏe nhưng nặng nề. Còn chiếc Pygmy của Ford có động cơ yếu, hệ thống lái không ổn định nhưng về tổng thể lại ổn nhất.

Giữa năm 1941, quân đội đã chọn mẫu xe của Willys bởi nó có giá thành thấp hơn cả. Willys nhận được đơn đặt hàng sản xuất 16.000 chiếc và đổi tên thành Jeep. Đó là mẫu xe thành công sớm nhất của Willys. Sau đó, Jeep bị thâu tóm bởi Kaiser-Frazer, rồi American Motors và bây giờ là một trong những loại xe thành công nhất của Chrysler.

“Big Three” của Detroit và những chiến dịch “thay da đổi thịt”

Đứng trước những khó khăn chung về thời cuộc, ba ông lớn của Detroit là Ford Motor, General Motors và Chrysler Corp. cũng lâm vào cảnh lao đao. Xe sản xuất ra không tiêu thụ được. Họ cũng phải tìm cách tự làm mới mình, thậm chí là thay đổi định hướng kinh doanh để tồn tại.

Đầu những năm 1940, Ford Motors gần như sụp đổ. Không chịu lùi bước, Henry Ford vẫn kiên quyết tiếp tục sự nghiệp. Tuy nhiên, sản phẩm của Ford thời đó không có gì nổi bật, giá cả lại quá cao cộng với những suy nghĩ, tính toán bảo thủ trong cách quản lý, chi tiêu và thiết kế của Henry khiến công ty càng lúc càng suy yếu.

Edsel Ford, chủ tịch Ford Motors lúc đó bất chấp sự phản đối của cha đã tìm kiếm hợp đồng sản xuất phương tiện cho chiến tranh. Không lâu sau, ông cho xây dựng nhà máy Willow Run chuyên thiết kế, sản xuất hàng loạt máy bay ném bom phục vụ quân đội. Nhờ đó, doanh thu hãng này đã được cải thiện đáng kể.

Sau khi Edsel Ford mất năm 1943 do một cơn đau tim đột ngột, con trai ông là Henry Ford II lên tiếp quản công ty.

Chrysler trở thành “đứa con cưng” của quân đội nhờ sản xuất xe tăng trong thế chiến thứ II

Nhờ chăm chỉ và có khả năng tính toán, Henry II nhanh chóng gặt hái được nhiều thành công. Ông đã thuê rất nhiều kĩ sư giỏi, trong đó có cả cựu lãnh đạo GM Ernest R. Breech. Với kinh nghiệm và tài quản lý của Breech, sau chiến tranh, Ford vươn mình phát triển mạnh mẽ trở lại.

Cũng như các nhà sản xuất khác, Chrysler, nhà sản xuất ôtô lớn thứ hai của Mỹ cũng “ngoi ngóp” và chịu không ít ảnh hưởng trong chiến tranh, chính vì vậy, vị “đại gia” này cũng phải tìm mọi cách để thoát khỏi nguy cơ phá sản.

Dù không sản xuất xe Jeep hay súng, đạn và các loại xe nhỏ cho thường dân nhưng Chrysler sau đó vẫn trở thành “đứa con cưng” của quân đội. Hướng đi của nhà sản xuất này là nghiên cứu và cho ra đời hàng loạt xe tăng, xe tải phục vụ chiến đấu và đưa ra những chính sách làm hài lòng chính quyền như không dung túng cho việc nâng khống giá cả, luôn giao trang thiết bị đúng hẹn và ít lỗi. Gần cuối cuộc chiến, các kỹ sư Chrysler đã chế tạo thành công động cơ cho chiếc máy bay chiến đấu Lưỡi tầm sét P-47 gây được tiếng vang lớn.

Cùng chung hoàn cảnh, “gã khổng lồ” General Motors (GM) thời gian này cũng phải “sống” lay lắt bởi sự suy yếu của thị trường xe sang.

Để bắt kịp thời đại và đáp ứng nhu cầu của các “thượng đế”, hãng này cũng phải thay đổi chiến lược kinh doanh. Đầu năm 1942, việc sản xuất xe dân dụng tạm ngừng, các nhà máy của Tập đoàn chuyển toàn bộ hoạt động sản xuất sang phục vụ chiến tranh.

GM khuyến khích các công ty con tận dụng các mối quan hệ, tìm kiếm và ký tất cả các loại hợp đồng thiết kế và sản xuất mọi loại hình sản phẩm có thể thấy trong thời chiến từ những ổ bi nhỏ nhất tới những thùng chứa hàng khổng lồ, những con tàu hải quân, các máy bay chiến đấu, bom, ngòi nổ, súng máy, đại bác, và các loại đạn dược. Nhờ đó, sau chiến tranh, GM thu được lợi nhuận 33 triệu USD.

Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc với chiến thắng thuộc về phe đồng minh, hàng ngàn người lính quay trở lại từ chiến trường, nhu cầu xe mới tăng cao, các đại lý luôn trong tình trạng “cháy” hàng. Nắm bắt tình hình đó, các hãng lại bắt tay thiết kế, sản xuất xe thường dân, tiếp tục cho ra đời nhiều mẫu xe khác nhau để cạnh tranh trên thị trường. Năm 1946, ngành sản xuất xe du lịch ở Mỹ hồi phục.

Lại nói về Jeep, sau chiến tranh, những chiếc xe Jeep mạnh mẽ trong thời chiến được người dân thời bình đón nhận. Rút khỏi ánh hào quang của chiến trường, ngay lập tức, Jeep được sử dụng vào việc khai hoang đất nông – lâm nghiệp.

Qua nhiều lần cải tiến, mẫu xe này ngày càng trở nên hoàn mỹ hơn. Đương nhiên, dáng vẻ mạnh mẽ, những tính năng việt dã vốn có ngay từ khi ra đời vẫn được bảo lưu cho đến ngày nay, góp phần tô điểm cho bức tranh tươi đẹp của nền công nghiệp ôtô thế giới.

CTV1

Ý kiến của độc giả

0 bình luận

Gửi bình luận của bạn


Hoặc bình luận bằng Facebook


Bình luận mới

LXV 3V i.e 125 : Tiền nào của nấy

buy misoprostol over the counter: buy cytotec - purchase cytotec

Sáu vật liệu có thể thay đổi thế giới

На сайте https://smotret.net/ вы сможете найти все самые интересные, увлекательные сериалы

[VIMS 2016] Porsche features great sportscar lineup

buying cheap propecia without dr prescription buying cheap propecia buying cheap