06:55 - 29/09/2012 (GMT+7)

CN&TT ôtô Việt Nam: Loay hoay giữa thuế và phí

“Thực trạng và giải pháp tháo gỡ khó khăn, phát triển ngành công nghiệp ôtô và thị trường ôtô Việt Nam” là tiêu đề hội thảo diễn ra bên lề Triển lãm ôtô Việt Nam lần thứ 8  năm 2012 đã được tổ chức vào ngày 27/9 tại Hà Nội.

Báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho thấy, trong tháng 8/2012 doanh số xe con (bao gồm nhập và lắp ráp) tại Việt Nam chỉ đạt 21.500 chiếc, bằng một nửa so với cùng kỳ 2011. Tính cả dòng xe thương mại xe (tải, xe bus, xe khách), lượng bán ra thời gian cũng chỉ đạt 57.000 xe, giảm 38%.

Thị trường ôtô Việt Nam vài năm trở lại đây đã có dấu hiệu của sự sụt giảm, doanh số dự kiến cả năm từ 140.000 xe đã phải hạ xuống còn 100.000 xe. Số liệu của Bộ Công Thương cũng cho thấy, tính chung 8 tháng đầu năm, nhập khẩu ô tô nguyên chiếc dưới 9 chỗ đã giảm 65% về lượng và 71,6% về trị giá.

Đại diện Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công Thương) phát biểu
Đại diện Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công Thương) phát biểu

Thực tế cho thấy, thị trường ô tô Việt Nam vốn đã nhỏ hẹp lại bị phân tán cho quá nhiều phân khúc, ngành công nghiệp phụ trợ cũng kém phát triển. Trong khi đó, chỉ tính trong 5 tháng đầu năm 2012, thị trường ô tô khu vực ASEAN đã tăng 151% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó Thái Lan có mức tăng trưởng cao nhất: 208%.

Theo nhận định của Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công Thương), mặc dù các tác động vĩ mô của kinh tế thế giới, nhưng tác động chính làm ảnh hưởng thị trường ô tô Việt Nam vẫn là các yếu tố nội tại. “Ở Việt Nam, cách tính thuế và phí chỉ mang tính cục bộ, chưa có sự thống nhất trong quản lý.

Cần có sự đổi mới tư duy cán bộ…” – ông Bùi Ngọc Huyên, Tổng GĐ Vinaxuki – chia sẻ. Ông Trần Tấn Trung – Tổng GĐ Cty CP Liên Á quốc tế – cho rằng: “Khi soạn thảo chính sách, cần tham khảo các nhà sản xuất và nhập khẩu và các chuyên gia đầu ngành thì sẽ phù hợp với thực tế. Sau khi ban hành chính sách đó phải sớm có thông tư hướng dẫn, đôi khi những đề xuất khi đưa ra cũng cần nghiên cứu kỹ nếu không sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới doanh nghiệp”.

Ông Trần Tấn Trung - Tổng GĐ Cty CP Liên Á quốc tế - cho rằng: “Khi soạn thảo chính sách, cần tham khảo các nhà sản xuất và nhập khẩu và các chuyên gia đầu ngành
Ông Trần Tấn Trung (bên phải) – Khi soạn thảo chính sách, cần tham khảo các nhà sản xuất và nhập khẩu và các chuyên gia đầu ngành

Ông Nguyễn Khánh Toàn  – Phó Tổng thư ký Hiệp hội Vận tải ô tô nhận xét: “Chính sách thuế đang ảnh hưởng quá nhiều tới các doanh nghiệp, hiện Việt Nam có khoảng 5 loại thuế và 8 loại phí, nên giá thành ôtô cao hơn gấp từ 2 đến 4 lần các nước khác trong khi thu nhập của người dân chưa cao. Đối với cá nhân ngành vận tải, thuế và phí tăng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của doanh nghiệp. Cần xem xét lại vấn đề về thuế nhập khẩu, bên cạnh đó cần có mặt bằng chung về giá xe tải Việt Nam với thế giới. Hiệp hội chúng tôi đã có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ cần giảm mức thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế VAT…”.

Về phía các nhà sản xuất và phân phối ôtô ở thị trường VN cũng có không ít băn khoăn. Ông Michael Behrens – Chủ tịch kiêm TGĐ Mercedes-Benz Việt Nam nói: “Việc mức thuế, phí thay đổi hằng năm đã khiến các DN vất vả chạy theo thực hiện, khiến ảnh hưởng đến kế hoạch đã định. Theo tôi, cần có chính sách dài hạn thay cho những điều chỉnh ngắn hạn. Chính phủ Việt Nam cần có chính sách minh bạch hơn như Bộ trưởng Kinh tế và Công nghệ Đức Philipp Roesler đã phát biểu trong chuyến thăm Việt Nam gần đây,  thì sẽ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài hơn”.

a
Chính sách thuế đang ảnh hưởng quá nhiều tới các doanh nghiệp

Ông Andreas Klingler – TGĐ Porsche Việt Nam – nhấn mạnh: “Có 2 lý do chính trong việc thị trường ôtô ở Việt Nam suy giảm. Đó là giá ôtô ở đây rất đắt bởi yếu tố thuế, cho dù đã có những cam kết với WTO về việc giảm dần thuế nhập khẩu và toàn bộ các loại thuế, nhưng trên thực tế, thuế và phí lại tăng dần hằng năm. Tại Hà Nội và Tp.HCM, có vẻ như giải pháp duy nhất để đảm bảo lưu lượng giao thông vừa phải ở hai đô thị lớn này là giảm bớt lượng ôtô cá nhân và lưu thông của phương tiện này. Hiện Việt Nam có thể kiểm soát sự tắc nghẽn giao thông trong nội đô bằng việc áp dụng ‘phí lưu hành trong thành phố’ với ôtô và nhờ đó, có thể có khoản thu cần thiết để cải thiện nhanh cơ sở hạ tầng và phát triển đất nước”.

“Bên cạnh đón nếu như mức thuế giảm, ngân sách tăng, cơ sở hạ tầng phát triển… khi đó nhiều người dân sẽ nghĩ đến việc sở hữu ôtô nhiều hơn. Còn như hiện nay, vấn đề sở hữu một chiếc ô tô đối với mỗi người Việt vẫn chỉ là mơ ước – đơn giản chỉ vì thuế và phí. Thử nhìn xem nếu là bạn khi đi mua một chiếc xe cho gia đình bạn quan tâm nhất là vẫn đề gì? Chắc chắn họ sẽ tìm hiểu xem khi sở hữu chiếc xe đó họ cần phải đóng những mức thuế gì.” Ông Andreas  Klingler cho biêt thêm.

a
Ông Andreas  Klingler (bên trái) – việc sở hữu một chiếc ô tô đối với mỗi người Việt vẫn chỉ là mơ ước

Về sự phát triển ngành công nghiệp ôtô ở Việt Nam, ông Đỗ Hữu Hào – nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương, Chủ tịch Hội Kỹ sư ô tô Việt Nam – nhận định: “Tương lai, dân số VN sẽ tăng và điều kiện giao thông được cải thiện, nên nhu cầu sử dụng xe hơi sẽ cao hơn. Nếu muốn khuyến khích nội địa hoá ngành công nghiệp ôtô, cần phải có chính sách thuế phù hợp. Nên đánh thuế theo công suất xe, doanh nghiệp nào tăng tỷ lệ nội địa hóa nhiều hơn, tốt hơn sẽ có chính sách thuế tốt hơn”.

Cũng theo ý kiến của ông Hào: “ Hiện nay chính sách thuế và phí ở nước ta hiện chưa theo kịp hội nhập, tỷ lệ nội địa hóa hiện cũng không còn giá trị, thuế và phí đang quyết định nội địa hóa.”

Về phát triển ngành Công nghiệp phụ trợ, ông Hào cho biết thêm: “ Công nghiệp phụ trợ không phải là sản phẩm chính, nếu công nghiệp chính là ô tô thì công nghiệp phụ trợ cũng bị tụt hậu theo khi ngành ôtô xuống dốc. Ôtô hiện nay đã hoàn toàn khác, nó đã hiện đại và nâng lên một tầm cao mới không hề như trước đây – nó đã là công nghệ điện tử,…”

a
Buổi hội thảo chủ yếu vẫn chỉ xoay quanh thuế, phí và chính sách

Trong buổi hội thảo, đa số những chuyên gia, nhà sản xuất, nhà phân phối… tham gia buổi hội thảo này những ý kiến chủ yếu vẫn chỉ xoay quanh thuế, phí và chính sách hỗ trợ cho nhà đầu tư phát triển ngành công nghiệp và thị trường  ôtô Việt Nam.

Nếu giải quyết được những vấn đề trên thì sẽ khuyến khích các nhà đầu tư, khuyến khích người tiêu dùng, bên cạnh đó việc phát triển về sản lượng – dẫn đến phát triển công nghiệp phụ trợ… Đó cũng là cơ sở để phát triển hạ tầng, thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, xã hội, góp phần thực hiện chiến công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước.

Hy vọng rằng qua hội thảo này cũng góp thêm nhiều ý kiến đến các cơ quan quản lý, các nhà hoạch định chính sách thúc đẩy hơn nữa để đưa ra được một chiến lược hiệu quả cho ngành công nghiệp ôtô Việt Nam.

Tuấn Nguyễn

CTV1

Ý kiến của độc giả

0 bình luận

Gửi bình luận của bạn


Hoặc bình luận bằng Facebook


Bình luận mới

Sáu vật liệu có thể thay đổi thế giới

На сайте https://razrabotka.pro/ вы сможете заказать такую важную и полезную услугу,

Sáu vật liệu có thể thay đổi thế giới

Хотите купить товары для туризма? TrampClub предоставляет такую возможность! Здесь вы

Sáu vật liệu có thể thay đổi thế giới

Разработка электроники - компания, которая предлагает клиентам весь комплекс квалифицированных услуг.