08:57 - 8/05/2012 (GMT+7)

Bài toán công nghiệp ôtô: Hiểu được là một chuyện

Bài toán công nghiệp ôtô luôn là bài toán khó đối với các quốc gia trong giai đoạn phát triển. Trong việc đi tìm lời giải cho nước ta bài toán này lại càng khó khăn hơn.

Mặc dù ai cũng biết quốc gia xấp xỉ 100 triệu dân, dải đất trải dài theo hình chữ S đang mong muốn trở thành nước công nghiệp, việc có một ngành công nghiệp chế tạo ôtô là cần thiết. Vậy sao bài toán công nghiệp chế tạo ôtô vẫn chưa thể tìm ra một lời giải có tính hiện thực?

Chắc chắn công nghiệp chế tạo ôtô trong giai đoạn hiện nay không thể hình thành chỉ với ý muốn của các nhà quản lý, mà phải xuất phát từ các nhà doanh nghiệp có tham vọng đi vào ngành công nghiệp chế tạo ôtô. Hãy thử bắc lên bàn cân kinh tế để mạn đàm về vấn đề này với một số tư duy cơ bản của nhà doanh nghiệp.

Đầu tiên hãy nói với nhau về thị trường. Hiện tại số lượng xe lưu hành toàn quốc khoảng 1,7 triệu ôtô. Mỗi năm khả năng gia tăng trong sử dụng, tính đến 2020, khoảng 14% . Tỷ trọng phân chia giữa ôtô con với tổng số các loại xe khác là 60% (hiện khoảng 47%). Như vậy thị trường ôtô cần bổ sung hơn 200 ngàn xe cho tất cả các chủng loại. Một mẫu xe chế tạo nhiều nhất có thể cũng vượt qua con số 6.000 chiếc/năm. Với một thị trường như vậy khó có thể đầu tư có lợi. Chắc hẳn các nhà doanh nghiệp có thiện chí với công nghiệp ôtô sẽ nhìn sang hướng khác có lợi hơn: đất đai, tài nguyên, tận thu rừng, thương mại …. Ở khu vực này bằng cách “xin – cho” dễ dàng thực hiện hơn nhiều. Vậy mong muốn ở đâu, chứ bản thân các nhà doanh nghiệp chưa thấy được lời giải của họ.

Công nghiệp chế tạo ôtô bao gồm cả hai khâu lắp ráp và công nghiệp chế tạo linh kiện (gọi là công nghiệp phụ trợ cho ôtô). Gần 20 năm trôi qua trong khâu lắp ráp, các doanh nghiệp đã thực hiện nhiều bước đi cơ bản, cho tới thời điểm hiện nay, công suất thiết kế để lắp ráp cho ôtô tải và ôtô buýt đã có thể đảm nhận được phần lớn nhu cầu trong nước đến năm 2020. Với ôtô con loại dưới 9 chỗ vẫn là vùng còn cần bổ sung và đầu tư, tuy nhiên khu vực này rơi vào “vùng hiểm” của công nghiệp ôtô toàn cầu.

Vùng này gọi là “vùng hiểm” bởi vì tính chất công nghệ rất cao, tính cạnh tranh quốc tế hết sức khốc liệt, nhưng cũng là vùng có thị trường lớn, đặc biệt với các nước đang phát triển như chúng ta. Bởi vậy các tập đoàn đa quốc gia coi đây là lãnh địa cần chiếm lĩnh. Với các tập đoàn đa quốc gia việc chuyển giao công nghệ lắp ráp và bản quyền trọn gói là mong muốn, còn việc đi vào công nghiệp phụ trợ theo hướng bản địa hóa là không phù hợp với chiến lược toàn cầu của họ. Vậy thực sự các tập đoàn này đã tạo nên một sân chơi khó có thể chia sẻ. Đối với công nghiệp phụ trợ cho ôtô như vậy cũng chưa có lời giải phù hợp với các quốc gia đang phát triển như chúng ta hiện nay.

Quay trở lại với doanh nghiệp trong nước, phần lớn là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhiều năm qua việc tiếp nhân chuyển giao công nghệ lắp ráp, đã tạo nên các cơ sở quan hệ và tìm hiểu công nghệ, dần dần hội nhập chung vào thế giới ôtô toàn cầu, song ngần ấy lợi thế chưa đủ giúp cho họ bước và công nghiệp phụ trợ cho ôtô. Cũng cần hiểu thêm công nghiệp phụ trợ này trong giai đoạn hiện nay với hai hướng đi cơ bản: công nghệ chế tạo máy truyền thống và công nghệ cơ điện tử (công nghệ cao). Ở vùng công nghệ chế tạo máy truyền thống đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn, thu hồi vốn chậm và thị phần giành cho doanh nghiệp chúng ta không nhiều và không thể thực hiện nó với các trang thiết bị có tính công nghệ cổ điển. Ở vùng công nghệ cao, dù có lợi thế về vốn đầu tư nhưng lại không đủ trình độ khoa học và kinh nghiệm để đi vào. Như vậy dù đi theo hướng nào vào công nghiệp phụ trợ, trong thời điểm hiện nay cũng cần có một thời gian nhất định để tích lũy vốn và tích lũy tri thức. Khoảng thời gian này là bao lâu còn phụ thuộc vào các cơ chế chính sách vĩ mô, nên thực tế công nghiệp phụ trợ cho ôtô tại thời điểm này cùng chưa thể có lời giải hợp lý.

Nói đến lâu dài công nghiệp ôtô nước ta cần phải phát triển đến đúng tầm cỡ mong muốn của một quốc gia mang tên là quốc gia công nghiệp. Nhưng trong thời điểm hiện tại việc đó phải giành ưu tiên cho ổn định vĩ mô của nền kinh tế. Nếu kịch bản công nghiệp ôtô sáng sủa hơn thực tại thì chắc sẽ xảy ra các hoạch định chính sách không thực tiễn. Nếu kịch bản công nghiệp ôtô thấp chắc chắn không thể chen chân vào công nghiệp ôtô. Công nghiệp chế tạo ôtô khác với ngành công nghiệp khác, thực chất là một ngành công nghiệp ứng dụng khoa học đa ngành, nó sẽ chỉ phát triển khi kinh tế vĩ mô có tính ổn định. Nhiều năm nay chúng ta luôn phải đối đầu với các bài toán kinh tế vĩ mô, công nghiệp ôtô đã gánh chịu những thiệt thòi nhất định, nhìn tổng thể bức tranh công nghiệp ôtô còn nhiều mầu tối. Những mảng tối này cần nhìn từ mọi hướng, nhưng cũng cho thấy cần hoàn thiện kinh tế vĩ mô khi đi vào công nghiệp ôtô, và đây là lí do của các lời giải chưa thể đến ngay.

Việc chuyển hóa từ một đất nước thuần nông sang một đất nước công nghiệp là mong mỏi của chúng ta. Những ý tưởng như vậy là hợp lý, song quả không dễ thực hiện. Nhiều năm qua không ít các phê phán về sự phát triển của công nghiệp ôtô. Các phê phán tuy ở các mức độ khác nhau, từ những tầm nhận thức khác nhau, song tựu chung vẫn cùng một ý nghĩ là mong muốn công nghiệp ôtô nước nhà phát triển. Các nhà hoạch định chiến lược đừng sợ có chia sẻ thì cũng không mấy người hiểu được về chiến lược vĩ mô, về những yếu tố khách quan và chủ quan khiến đến nay chúng ta vẫn chưa có được ngành công nghiệp ôtô Việt Nam như ý muốn. Chưa làm được và không làm được là hai việc hoàn toàn khác nhau…

Sơn Hà 

Ảnh: Internet

CTV1

Ý kiến của độc giả

0 bình luận

Gửi bình luận của bạn


Hoặc bình luận bằng Facebook


Bình luận mới

[VIMS 2016] Porsche features great sportscar lineup

http://cheapestmexico.com/# purple pharmacy mexico price list

LXV 3V i.e 125 : Tiền nào của nấy

https://cheapestcanada.com/# canadianpharmacymeds com

Hộp số ôtô: Xu hướng nào cho tương lai?

azithromycin tablets 250 mg price in india