07:41 - 30/05/2015 (GMT+7)

Giấc mơ mua ô tô giá rẻ sắp tan vỡ

Những ngày qua, câu chuyện về thuế, phí, giá xe ô tô vẫn là đề tài nóng hổi cả trên cả mặt báo và những câu chuyện thường ngày của người dân. Nếu như dự thảo Nghị định sửa đổi cách tính thuế TTĐB đối với mặt hàng ô tô dưới 24 chỗ của Bộ Tài chính có hiệu lực thì có nghĩa từ ngày 1/1/2016, giá bán xe ô tô nhập khẩu không những không giảm mà còn tăng lên so với hiện nay…

Thuế, phí lại là kẻ ngáng đường

Đúng khi mà câu chuyện về thời điểm người tiêu dùng Việt được mua xe ô tô gía rẻ đang rất sôi động và được nhiều người dân quan tâm bởi theo lộ trình của Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN (ATIGA) thì thuế xe ô tô nhập khẩu sẽ về 0% vào năm 2018, cơ hội sử dụng xe ô tô riêng sẽ đến rất gần… Tuy nhiên, niềm vui cùng ước mơ đó đã bị “vùi dập” khi trong tuần qua xuất hiện Bản dự thảo về Nghị định sửa đổi cách tính thuế TTĐB đối với mặt hàng ô tô dưới 24 chỗ ngồi của Bộ Tài chính làm cho giá xe sẽ đồng loạt tăng kể từ năm 2016.

Theo như bản dự thảo này, quy định hiện hành về giá tính thuế TTĐB mặt hàng ô tô dưới 24 chỗ ngồi nhập khẩu, đối với hàng hóa sản xuất trong nước, giá tính thuế TTĐB là giá bán của cơ sở sản xuất, bao gồm giá thành sản xuất (hay giá vốn) cộng với chi phí bán hàng trong nước (chi phí quản lý, đóng gói, quảng cáo, trưng bày, vận chuyển, bảo hành,… nếu có), cộng với lãi của người nộp thuế.

Nếu dự thảo Nghị định sửa đổi cách tính thuế TTĐB đối với mặt hàng ô tô dưới 24 chỗ của Bộ Tài chính được thông qua thì giá xe nhâpj khẩu sẽ tăng từ 1.1.2016

Nếu dự thảo Nghị định sửa đổi cách tính thuế TTĐB đối với mặt hàng ô tô dưới 24 chỗ của Bộ Tài chính được thông qua thì giá xe nhâpj khẩu sẽ tăng từ 1.1.2016

Bộ Tài chính cho rằng, đề xuất trên có ưu điểm là bảo đảm bình đẳng về giá tính thuế giữa ô tô dưới 24 chỗ ngồi nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước trước bối cảnh thuế nhập khẩu được cắt giảm mạnh, qua đó ô tô sản xuất trong nước có thể cạnh tranh bình đẳng với hàng nhập khẩu.

Việc nhanh chóng đưa ra dự thảo Nghị định về việc sửa đổi cách tính thuế TTĐB như một động thái nhằm xoa dịu “sự tức giận” của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước, bởi vừa qua tại cuộc họp giữa Bộ Công thương với các doanh nghiệp này thì hàng loạt đại diện doanh nghiệp đã lên tiếng về cách tính thuế TTĐB vô lý của Bộ Tài chính và “đòi” tính thuế lại để cho họ khỏi “thiệt thòi”, tạo điều kiện thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô.

Khả năng tăng, ít cơ hội giảm

Hàng loạt các doanh lắp ráp ô tô nói rằng, các loại xe mà họ đang lắp ráp phải chịu thiệt thòi so với xe nhập khẩu khi bị tính thuế TTĐB trên giá xuất xưởng trong khi xe nhập khẩu được tính trên giá tại cửa khẩu. Điều này làm cho xe lắp ráp tại Việt Nam phải chịu thuế TTĐB trên cả các loại chi phí sản xuất, bán hàng…, nhưng xe nhập khẩu thì không.

Tuy nhiên, Bộ Tài chính lại không sửa quy định thuế TTĐB đối với xe lắp ráp trong nước mà chọn phương án sửa đổi cách tính thuế với xe nhập khẩu. Với phương án như dự thảo không những giúp Bộ Tài Chính vừa tăng thuế, tăng thu ngân sách, mà còn được tiếng là “bảo hộ” cho ngành sản xuất ô tô trong nước, do đó đây sẽ là phương án lựa chọn hợp lý nhất đối với họ, và được xem là một mũi tên trúng 2 đích. Cơ hội xe gía rẻ lại trở nên mơ ảo trong mắt người tiêu dùng Việt.

Đại diện một doanh nghiệp nhập khẩu ô tô tại quận Đống Đa, Hà Nội chia sẻ, nếu như bản dự thảo trên của Bộ Tài  Chính được thông qua thì giá xe ô tô nhập khẩu sẽ tăng ít nhất 5% từ 1.1.2016  (theo cách tính hiện tại, cùng một loại xe nhưng giá xe lắp ráp trong nước và nhập khẩu chênh nhau 5%). Đặc biệt, với các dòng xe sang, xe nhập khẩu từ các nước từ ngoài khối ASEAN vào Việt Nam sẽ có độ tăng giá mạnh hơn, do vừa phải chịu thuế TTĐB tăng và thuế nhập khẩu.

Xe lắp ráp trong nước lại chiếm thế thượng phong

Xe lắp ráp trong nước lại chiếm thế thượng phong

Với dòng xe được kỳ vọng giảm nhất là xe nhập từ các nước ASEAN (theo ATIGA đến năm 2018 thuế suất mặt hàng này phải về 0%), thì lại mang đến nỗi thất vọng lớn nhất nếu như bản dự thảo của Bộ Tài chính thông qua, theo đó, trong giai đoạn từ năm 2016-2017, giá xe nhập khẩu trong khu vực ASEAN sẽ tăng sau đó giảm dần theo lộ trình, đến năm 2018 thuế suất về 0% nhưng TTĐB vẫn được áp dụng.

Mọi chú ý đã tập trung vào cuộc họp kín trong chiều ngày 27/5 vừa qua giữa VAMA và Bộ Tài chính, Bộ Công thương, nhưng thay vì bàn về cách thay đổi giá tính thuế TTĐB, ông Toshihisa Maruta, Tổng giám đốc Toyota Việt Nam – Chủ tịch VAMA lại tập trung đưa câu chuyện về các đề xuất giảm thuế, hỗ trợ doanh nghiệp và còn có thêm một đề xuất có lợi nữa cho họ là xe sản xuất, lắp ráp trong nước, chuyển từ giá bán buôn sang giá xuất xưởng.

Và những gì đang hiện hữu đã mang đến bất lợi cho các doanh nghiệp nhập khẩu xe ô tô thuộc ngoài khu vực ASEAN, do người tiêu dùng chắc chắn phải đắn đo để chi tiền mua xe ô tô khi giá tăng – cũng như phần thiệt thòi một lần nữa lại được gạt sang phía người tiêu dùng.

Hiệp hội các nhà nhập khẩu ô tô Việt Nam (VIVA) cho rằng cách tính thuế như trên là không công bằng và đề nghị Bộ Tài Chính sửa đổi cách tính. VIVA cho rằng việc sử dụng sắc thuế này để bảo hộ cho ngành công nghiệp ô tô sẽ làm giảm tính nhất quán và rõ ràng của hệ thống pháp luật về thuế, và tạo tiền lệ xấu cho các trường hợp tương tự. Không những thế, các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô không thực hiện đúng cam kết về tỷ lệ nội địa hoá trong khi được nhận hàng loạt ưu đãi như giảm thuế thu nhập, trần thuế thu nhập doan nghiệp thấp hơn so với doanh nghiệp trong nước, miễn giảm thuê đất…

sonhq

Ý kiến của độc giả

2 bình luận

huylq_98 (31/05/2015 7:58 chiều)

huylq_98@yahoo.com.vn

Bao giờ chẳng thế. Nhà nước có bảo vệ quyền lợi cho người Dân đâu. Chỉ bảo vệ lợi ích cho doanh nghiệp thôi, vì như thế mới có tiền chứ.

Huỳnh+Thái+Đại+Ca (02/06/2015 10:37 sáng)

huynhthaingocthien@gmail.com

Biết rùi. Khổ lắm, nói mãi. Đừng có mà mơ có xe ô tô giá rẻ tại VN. Hu hu…

Gửi bình luận của bạn


Hoặc bình luận bằng Facebook


Bình luận mới

Sáu vật liệu có thể thay đổi thế giới

Зайдите на сайт https://coffeeroom.by/ и вы сможете купить кофе лучших брендов

Sáu vật liệu có thể thay đổi thế giới

На сайте https://t.me/s/mleon_ru изучите всю необходимую информацию про популярное заведение «LEON».

Sáu vật liệu có thể thay đổi thế giới

Портал fermerstvo.in.ua пользуется большой известностью. Здесь вы найдете актуальную информацию. Ознакомиться

Sáu vật liệu có thể thay đổi thế giới

дорожный велосипед купить https://velo4u.ru/