10:06 - 18/04/2016 (GMT+7)

Đằng sau chiếc mác Aston Martin: Một quá trình công phu

Việc chế tạo ra những chiếc logo Aston Martin gắn trên xe, bao gồm cả những chiếc xe, đều được làm thủ công trong trụ sở Jewellery tại Birmingham, nước Anh.

Trên chiếc mác dạng đôi cánh của Aston Martin là 43 vùng màu tách biệt, trong đó mỗi vùng được ngăn cách bằng những đường chrome. Những vùng màu này được tản ra từ phía trung tâm của logo như những tia nắng mặt trời, đem đến một không gian để các nhà thiết kế có thể thỏa sức sáng tạo. Lấy ví dụ như ở những chiếc Zagato có rất nhiều loại mác khác nhau, và thỉnh thoảng còn có loại “thửa” riêng cho khách hàng.

aston-badge-2016-028

Việc tạo ra những chiếc logo Aston Martin không hề đơn giản, yêu cầu tới không dưới 21 công đoạn khác nhau, bao gồm tất cả các khâu từ cơ khí cho đến chế tác thủ công, nung nóng, mạ chrome và hàng loạt thao tác đánh bóng.

Công đoạn khởi đầu là từ bản thiết kế CAD trên máy tính để tạo ra những tấm nền hợp kim đồng có độ chính xác cực cao. Sau đó, những tấm nền này được đặt trên một băng truyền nhỏ và sẽ được đưa tới một lò nung, giống như việc vận hành của một lò nướng bánh vậy. Nhiệt độ khi đó sẽ tôi luyện tấm kim loại để nó có thể dễ dàng được tạo hình và đảm bảo rằng mọi chi tiết lên rõ ràng mà không cần phải làm mảnh hay cắt xẻ nó, và sau khi xong xuôi, phần đồng thừa xung quanh sẽ được cắt bỏ.

aston-badge-2016-016

Kể từ đây, chiếc logo được chuyển lên tầng trên của một nhà máy bằng gạch nhỏ, rồi chuyển đến một phòng để tráng lớp men thủy tinh đầy màu sắc lên. Mỗi màu đều được tráng độc lập do bởi tính chất nung của chúng khác nhau. Sau khi xong, những người chế tác sẽ tiếp tục tô thêm một lớp men ẩm sử dụng chiếc ngòi vẽ bằng gỗ. Đây là một công đoạn phức tạp, đòi hỏi sự kiên nhẫn của người làm, thậm chí còn đòi hỏi một bàn tay đều đặn hơn cả những người chơi poker do bởi tính chất của vật liệu cùng với một vài thao tác lặp lại của quá trình.

aston-badge-2016-024

Công việc tiếp theo thường là nung tiếp chiếc mác để làm khô cứng phần màu sắc, nhúng axit và đánh nhẵn. Giao đoạn này được diễn ra lặp lại và khi tác phẩm đã ở mức độ hoàn thiện tốt, nó lại tiếp tục được tráng men. Quá trình chế tác tỉ mỉ này chính là lí do tại sao mà một chiếc logo Aston Martin lại tốn đến 21 công đoạn để hoàn thiện.

aston-badge-2016-032

Việc đánh nhẵn và đánh bóng lại được thực hiện trong một căn phòng nhỏ bởi hai người đàn ông, và anh Terry Green – người đánh nhẵn sản phẩm – có khoảng thời gian làm việc ngang với độ tuổi của chiếc máy: 30 năm. Sau khi hoàn thành việc của mình, Terry Green bàn giao những chiếc logo sang cho chuyên gia đánh bóng Chris Gardner và những đồng nghiệp – người có thể đánh bóng cả men lẫn đồng. Chỉ riêng lớp đồng sau đó sẽ được mạ chrome.

aston-badge-2016-039

Những từ ngữ và hình ảnh không thể thể hiện được sự công phu và tỉ mỉ trong quá trình chế tạo những chiếc logo của Aston Martin so với được chiêm ngưỡng thực tế. Điều đó cho thấy rằng những chiếc xe đến từ thương hiệu Anh Quốc này đều xứng đáng với danh hiệu “đắt xắt ra miếng”.

Theo Autocar

sonhq

Ý kiến của độc giả

0 bình luận

Gửi bình luận của bạn


Hoặc bình luận bằng Facebook


Bình luận mới

Sáu vật liệu có thể thay đổi thế giới

даркнет запрещён Теневой уровень интернета: недоступная зона виртуальной сети Подпольная

Sáu vật liệu có thể thay đổi thế giới

На сайте https://stroy-postavka.su воспользуйтесь возможностью приобрести песок непосредственно с карьера и

Sáu vật liệu có thể thay đổi thế giới

InLIBRARY - популярная электронная библиотека научных публикаций, которая обладает богатыми возможностями