15:10 - 30/06/2010 (GMT+7)

Đi bên trái hay bên phải?

Mỗi nước đều có những quy tắc giao thông và đi lại khác nhau. Sự khác biệt rõ nhất là đi bên trái hay bên phải đường. Đó là cả một câu chuyện.

Sự khác biệt

Ngay từ khi còn nhỏ, bạn đã được học Luật An toàn giao thông. Điều khiến bạn nhớ và ấn tượng nhất là phải đi về phía tay phải theo chiều đi của mình. Sau này lớn lên bạn thực hiện quy định đó như là điều hiển nhiên, chân lý. Tuy nhiên, chân lý sẽ trở thành nghịch lý nếu bạn đi tới một nước nào đó quy định ngược lại.

 

1
Hướng trái là hướng phải theo

Nguyên tắc quan trọng nhất và cơ bản nhất của việc lái xe là đi ở phía bên nào của đường? Trái hay phải? Một tỷ lệ lớn các tai nạn giao thông xảy ra trên thế giới vì lý do này, khi ngày càng có nhiều người thuê xe tự lái để di chuyển tại nước ngoài. Diễn viên nổi tiếng Matthew Broderick đã dính vào một vụ va chạm đáng tiếc khi lái xe ở Ireland vì ông quên rằng, họ lái xe ở phía bên trái.

Hầu hết các Quốc gia và vùng lãnh thổ mà trước đây là thuộc địa của Anh đều lái xe ở phía bên trái của đường bộ bao gồm Australia, một số đảo thuộc vùng biển Caribbe, Ấn Độ, Nam Phi… Ở Châu Âu, nói chung các Quốc gia đều có quy định lái xe ở phía bên tay phải ngoài đảo Cyprus, Ireland, Malta và Anh Quốc. Tại Nam Mỹ, chỉ có ở Guyana và Suriname là người dân lái xe bên phía trái đường theo hướng di chuyển.

Khoảng hai phần ba các quốc gia trên thế giới bao gồm cả nước có diện tích lớn như Mỹ, Trung Quốc và Nga lái xe bên phía tay phải. Canada trước kia lái xe bên phía trái, nhưng kể từ khi mở cửa biên giới với Mỹ, họ đã đổi sang lái xe ở phía bên phải đường theo chiều đi để tránh gặp phiền toái khi qua biên giới.

Do có các quy định đi ở các phía đường khác nhau nên xe ôtô ở các Quốc gia đi bên trái đường và phải đường cũng khác nhau. Ở những nước đi bên phải đường như Việt Nam, vị trí lái và vô-lăng được bố trí ở bên phía trái của xe, hộp số, cần số nằm bên phía tay phải của người lái. Còn ở các nước đi về phía tay trái, các vị trí trên hoàn toàn ngược lại. Chính vì vậy, việc làm quen với vị trí mới thật không dễ dàng gì với các lái xe. Có khá nhiều phiền toái cho một chiếc xe di chuyển từ nước chuyên đi bên phải sang nước có thói quen đi bên trái.

 

3
Ca-bin của xe tay lái nghịch

Nguyên do

Có thể nói, tập quán đi phía bên trái xuất phát từ nước Anh và cũng có những nguyên nhân lịch sử của nó. Từ thế kỷ XIV và XV, khi nước Anh và một số nước khác còn chưa có ôtô và xe đạp, người ta đi lại bằng ngựa, hoặc đi bộ.

Các hiệp sỹ, các nhà quý tộc giàu có, khi đi đường, thường đeo kiếm bên mình. Thông thường, người ta đều thuận dùng tay phải nên kiếm được đeo bên trái thân mình, để khi cần, có thể tiện tay rút kiếm ra ngay. Còn khi bị kẻ địch tấn công từ phía trước mặt thì bên trái đường sẽ tiện cho việc đỡ đòn và tấn công kẻ địch hơn. Vì lý do đó mà ở Anh và một số nước mấy trăm năm nay người ta đều đi bên trái đường.

Về sau súng được phát minh. Khi dùng súng nhằm vào đối phương người ta thường lấy tay trái đỡ súng, tay phải đặt vào cò súng. Trong trường hợp này, đi bên phải đường dễ chống kẻ địch từ phía trước tiến tới hơn. Vì lý do này mà ở các quốc gia phát triển muộn hơn như ở Mỹ có quy định đi bên phải đường. Từ các nguyên nhân lịch sử đó mà trên thế giới phân biệt hai luật giao thông quy định, đi bên phải và đi bên trái đường.

 

2
Quy định đi bên trái đã có ở nước Anh từ lâu đời

Luật “đi bên trái” được mở rộng bởi nước Anh

Ở thời kì lịch sử nước Anh có nhiều thuộc địa, “mặt trời không bao giờ lặn trên đất Anh” nên rõ ràng là mặt trời cũng không bao giờ lặn trên các vùng đất quy định đi bên trái đường. Các nước Nam Á, các nước ở châu Đại Dương và các thuộc địa châu Phi đều áp dụng quy định đi trái đường.

Ngay cả Nhật Bản dù không là thuộc địa của Anh nhưng cũng có luật đi bên trái. Chính sách ngoại giao pháo hạm của Mĩ và Anh đã buộc Nhật Bản phải mở các cảng biển cho thương nhân nước ngoài vào làm ăn. Năm 1859, người đại diện của nữ hoàng Victoria ở toà án Nhật Bản là Rutherford Alcock đã thuyết phục nước này áp dụng luật đi bên trái đường.

Ở Trung Quốc, các cuộc chiến tranh thuốc phiện đã góp phần giúp Anh gây áp lực khiến chính phủ Trung quốc áp dụng luật đi trái đường. Hầu hết các thuộc địa của châu Âu đều làm theo các quy định của nước xâm lược, chẳng hạn Indonesia tiếp tục áp dụng tục lái xe bên trái giống Hà Lan dù Hà Lan đã chuyển sang lái xe bên phải sau khi thành lập nước Cộng hoà Batavian năm 1795.

Sau chiến tranh, sự xuất hiện ngày càng nhiều của các loại xe cơ giới càng thúc đẩy việc chuyển sang lái xe bên phải. Hầu hết các phương tiện giao thông đều được sản xuất để đi bên phải và các lái xe cũng không muốn phải chuyển từ bên này qua bên kia đường khi qua các vùng cửa khẩu quốc tế.

Trung Quốc chuyển sang lái xe bên phải năm 1946. Thuỵ Điển, nước thoát khỏi sự xâm lược của Napoleon và Hitler chuyển sang lái xe bên phải năm 1967 sau 2 năm chuẩn bị. Một số thuộc địa cũ của Anh như Ghana cũng vừa chuyển sang lái xe bên phải cách đây vài năm.

 

4

Một số Quốc gia và vùng lãnh thổ lái xe bên trái đường: Australia, Nhật Bản, Hong Kong, Ấn Độ, Ireland, Indonesia, Jamaica, Kenya, Malta, Malaysia, New Zealand, Nam Phi, Singapore, Thái Lan, Vương quốc Anh…

CTV1

Ý kiến của độc giả

0 bình luận

Gửi bình luận của bạn


Hoặc bình luận bằng Facebook


Bình luận mới

Subaru giới thiệu XV 2018 tới châu Âu

https://mexicoph24.life/# mexico drug stores pharmacies

[VIMS 2016] Porsche features great sportscar lineup

https://canadaph24.pro/# canadian online pharmacy

Vì sao nước làm mát liên tục bị cạn?

india pharmacy https://indiaph24.store/# online pharmacy india mail order pharmacy india