11:12 - 21/06/2010 (GMT+7)

Cơn ác mộng của thị trường xe hơi Mỹ

Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929 đã phủ bóng mây đen lên ngành công nghiệp sản xuất ôtô nước Mỹ. Từ “tam kiệt” General Motors (GM), Ford, Chrysler cho đến Pierce-Arrow, Lincoln… đều phải nỗ lực hết mình để trụ vững và phát triển trong cơn đại suy thoái.

Thị trường xe hơi Mỹ đối mặt với “cơn ác mộng”

Đầu thế kỉ XX, nước Mỹ đã có khoảng hơn 50 nhãn hiệu xe hơi sản xuất ra hàng trăm mẫu xe khác nhau chạy xăng và điện với những bộ động cơ đơn giản nhất.

Trong những năm đó, hầu hết mọi gia đình ở Mỹ đều có một chiếc ôtô riêng và doanh số bán xe năm 1928 lên tới 3.848.937 chiếc, con số cao nhất mà 20 năm sau đó thị trường nước này vẫn không thể đạt được.

 

Mô tả ảnh.

Tuy nhiên, khi cuộc đại khủng hoảng kinh tế năm 1929 bùng nổ, ngành công nghiệp ôtô nước Mỹ bị ảnh hưởng rất lớn. Mọi người vẫn cần phải chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu như ăn, mặc, ở, nhưng việc có một chiếc xe mới lại trở nên không thể. Tháng 11/1929, cổ phiếu của General Motors chỉ còn 73USD, giảm hơn một nửa so với tháng 10. Ba năm sau đó, cổ phiếu của hãng rớt giá thê thảm, chỉ còn lại 8USD.

Đứng trước những khó khăn chung, sản lượng ngành sản xuất ôtô Mỹ sụt giảm nghiêm trọng. Năm 1929, toàn ngành công nghiệp ôtô Mỹ sản xuất được 5,5 triệu chiếc xe hơi và xe tải, tuy nhiên đến năm 1932, con số này chỉ còn 4 triệu chiếc.

Nhiều tên tuổi không thể trụ vững trong cơn lốc suy thoái. Essex, nhà sản xuất xe nhỏ, giá rẻ phá sản năm 1931, theo sau là Franklin (đại gia của loại xe sở hữu động cơ làm mát bằng không khí) năm 1934. Danh sách “tử thần” dài thêm khi  Reo (nhà sản xuất ô tô lớn thứ hai Ransom E. Olds’) bị xóa sổ năm 1936 và Pierce-Arrow đóng cửa năm 1937.

 

 

Auburn Automobile Co., từng nổi tiếng với việc sản xuất ra xe Auburn, Cord và Duesenberg cũng không thoát khỏi “cửa tử”. Sản phẩm cuối cùng để lại dấu ấn quan trọng nhất trên thị trường của hãng này là Cord 810 sản xuất năm 1936 và Upscale 812 năm 1937. Cả hai đều là con đẻ của nhà thiết kế Buehrig và được trang bị động cơ dẫn động cầu trước V8 với vẻ bề ngoài sành điệu cùng thiết kế đèn pha, lưới tản nhiêt, ống xả mạ crom hoàn toàn mới…

Sau khi Auburn vỡ nợ, tình trạng tương tự cũng diễn ra đối với Graham với mẫu xe nổi tiếng một thời Hollywood 1940 và Hupmobile với ’41 Skylark.

Dẫu vậy, vẫn có những nhà sản xuất trụ vững qua cơn khủng hoảng, nổi bật nhất là “tam kiệt” vùng Detroit. Trên thực tế, GM vẫn có lãi và Chrysler không ngừng phát triển. Ford Motor Co. chịu tổn thất nhiều hơn so với hai tên tuổi trên, bởi nó không phải là một tập đoàn nhà nước.

Năm 1934, sau khi công bố mẫu xe hiện đại Airflow, GM và Chrysler đã đánh bại các “đại gia” khác là Oakland, LaSalle và Hudson (tiền thân của America Motors). Mặc dù doanh số không được tốt lắm, nhưng Airflow vẫn gây được tiếng vang bởi đã đưa ra hàng loạt quy tắc chuẩn trong thiết kế như cấu trúc unibody, động cơ nằm phía trước trục trước và tất cả ghế ngồi nằm trong trục xe… Không lâu sau đó, những quy chuẩn này nhanh chóng lan truyền trong ngành công nghiệp ôtô.

 

 

Đến thời điểm đó, Packard vẫn tiếp tục dẫn đầu thị trường phân khúc xe sang nhưng những thay đổi liên tục trong các mẫu xe hàng năm, đặc biệt là sự ra đời của Cadillac đã làm yếu dần vị thế của Packard. Packard là chiếc xe của tầng lớp giàu có cũ, trong khi Cadillac lại được ưa chuộng bởi dân giàu mới nổi. Cuộc đại khủng hoảng đã dần loại bỏ tầng lớp quý tộc cũ và sau khi thế chiến thứ II kết thúc, Cadillac phát triển mạnh mẽ còn Packard lâm vào suy vong.

Nắm bắt được thị hiếu của khách hàng trong thời buổi kinh tế cực kỳ khó khăn, Studebaker, nhà sản xuất xe cho nông dân, thợ mỏ và quân đội nổi tiếng của Mỹ giới thiệu mẫu xe giá rẻ Rockne để cạnh tranh với Model A của Ford. Hãng này cũng mua Pierce-Arrow ngay khi thị trường xe sang đang sắp sửa sụp đổ và sống sót qua khủng hoảng năm 1933, sau đó vẫn chiếm giữ vị trí quan trọng trên thị trường xe hậu chiến những năm 1940.

Có thể nói, cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929 đã gây ra sự đình trệ trong ngành sản xuất ôtô của Mỹ, nhưng cũng chính cuộc đại suy thoái này đã mang lại một khoảng thời gian thử thách mang tính bước ngoặt cho toàn ngành công nghiệp nước này. Nhờ đó, thị trường ôtô Mỹ trở nên năng động hơn và quá trình công nghiệp hóa được đẩy mạnh hơn.

Năm 1929 được xem là thời kỳ hoàng kim của Cord Motors, nhà sản xuất được thành lập bởi cựu chủ tịch Auburn Automobile Company, Errett Lobban Cord. Hãng này đã cho ra đời những mẫu xe Cord hay còn được biết đến với cái tên L-29 trang bị hệ dẫn động cầu trước. Không chịu thua kém, năm 1932, Ford cũng cho ra đời một chiếc xe giá rẻ đầu tiên sở hữu động cơ V8. Dòng xe này đã chiếm ưu thế trên thị trường cho đến khi Chevrolet and Plymouth giới thiệu xe loại xe mới thay thế năm 1955.

Quá trình cạnh tranh cứ thế tiếp diễn, Pierce-Arrow, Lincoln và Cadillac thử nghiệm động cơ V12 và V16, một số nhà sản xuất sử dụng bộ siêu nạp, thiết bị nén khí trong động cơ, kết hợp với nhiên liệu giúp quá trình đốt cháy được tiến hành nhanh hơn. Bộ tăng áp hiện đại hoạt động dựa trên nguyên tắc giống nhau nhưng tăng áp hoạt động được nhờ sử dụng hơi nóng của động cơ để nén khí và đẩy khí nén vào cổ hút. Lượng khí ôxy tăng thêm giúp động cơ tiếp nhận và đốt cháy nhiều nhiên liệu hơn, từ đó, cho công suất cao hơn còn bộ siêu nạp hoạt động được nhờ động cơ. Các động cơ thông thường sử dụng pít-tông đẩy lên đẩy xuống để tạo chân không, sau đó được nén khí và kết hợp với nhiên liệu để tạo ra quá trình đốt cháy.

Những nỗ lực mang tên William Durant

Lại nói về Durant, sau thời kỳ hoàng kim khi thâu tóm lại GM, ông lớn này cũng lâm vào tình trạng bế tắc trong khủng hoảng. Cuối năm 1920, một lần nữa Durant lại bị các nhà băng hất cẳng khỏi GM. Không chấp nhận thua cuộc, 2 tháng sau đó, người đứng đầu thương hiệu này, ông Durant đã lập nên Durant Motors.

 

 

Mặc dù lúc đó không có mẫu xe nào trong tay nhưng Durant đã có niềm tin vào các nhà đầu tư và thiện chí của nhiều đại lý bán lẻ. Trước khi bắt tay vào sản xuất xe năm 1921, ông đã có trong tay 30.000 đơn đặt hàng. Năm 1922, Durant Motors cho ra đời chiếc xe giá rẻ mang tên Star, được xem là “con át chủ bài” cạnh tranh với các sản phẩm của Ford và Chevrolet.

Tiếp đó, để cạnh tranh với Cadillac, Packard và Lincoln, Durant mua thêm các nhãn hiệu Flint, Eagle, Princeton, xe tải Mason và Locomobile, đồng thời nhanh chóng thâu tóm một số công ty cung cấp phụ tùng khác. Năm 1927, ông tuyên bố thành lập Consolidated Motors với mục đích “tuyên chiến” với GM. Công ty này bao gồm các sản phẩm Star, Moon, Chandler, Gardner, Hupmobile, Jordan và Peerless. Thế nhưng Consolidated Motors cũng “yểu mệnh” vì gặp phải vấn đề tài chính.

 

 

Bởi vậy, khi cuộc khủng hoảng nổ ra trong năm 1929, Durant đã thất bại thảm hại. Năm 1933, Durant Motors gặp rất nhiều khó khăn và ba năm sau đó, hãng này chính thức phá sản với tổng số nợ lên đến 914.231USD.

Giấc mơ trở thành “bá chủ” ngành sản xuất xe ôtô thế giới không thành, Durant quyết định mở một trung tâm chơi bowling ở Flint vào năm 1940 và lên kế hoạch lập được 50 trung tâm như thế trên cả nước. Tuy nhiên, không may là ông bị một trận đột quỵ nặng và phải cùng vợ chuyển đến New York sống một cuộc sống bình dị rồi qua đời vào ngày 18/3/1947.

Sự trỗi dậy từ lục địa Á – Âu

Những năm 1920, trong khi các nhà sản xuất xe hơi ở Mỹ lao đao thì các “ông lớn” châu Âu lại thi nhau cho ra đời nhiều sản phẩm chất lượng cao trên thị trường.

Ở Cộng Hòa Séc, Tatra, nhà sản xuất xe cổ lớn thứ 3 thế giới (sau Daimler-Benz và Peugeot) đã bắt đầu sản xuất những chiếc xe chất lượng cao vào năm 1923. Cũng trong năm này, Opel trở thành nhà sản xuất đầu tiên của Đức sản xuất hàng loạt những chiếc xe sử dụng công nghệ tiên tiến của Mỹ, tuy nhiên sau đó hãng lại bị GM thâu tóm năm 1928.

 

 

Ở Anh, Morris Garages chế tạo MG năm 1924. Nhà sản xuất ôtô có thâm niên nhất thế giới, Daimler-Benz của Đức năm 1926 thành lập Mercedes-Benz.

Tiếp sau đó là Volvo, công ty chuyên sản xuất hộp bi của Thụy Điển bắt đầu xây dựng xe ôtô năm 1927. Năm 1928, Bayerische Motoren-Werke sản xuất một chiếc xe có tên gọi BMW. Đến năm 1934, Citroen ra mắt mẫu xe hệ dẫn động cầu trước đầu tiên của hãng.

Ở châu Á, Nhật Bản là quốc gia đi đầu trong lĩnh vực sản xuất xe hơi. Năm 1931, nhà sản xuất xe tải lớn thứ hai của xứ sở hoa anh đào lúc đó là DAT đã xây dựng một chiếc xe mang tên Son-of-Dat hay Datson (DAT là các chữ cái đầu tiên của những người sáng lập Den, Aoyama và Takeuchi). Tên của chiếc xe sau đó được đổi thành Datsun.

 

 

Năm 1934, Adolf Hitler đặt hàng Ferdinand Porsche thiết kế một chiếc xe “dành cho tất cả mọi người” động cơ cầu sau mang tên Volkswagen. Chính chiếc xe này đã để lại dấu ấn không thể phai mờ trên đất Mỹ và tiếp tục đưa vùng Detroit bước vào một thử thách mới đầy khó khăn.

 

CTV1

Ý kiến của độc giả

0 bình luận

Gửi bình luận của bạn


Hoặc bình luận bằng Facebook


Bình luận mới

Sáu vật liệu có thể thay đổi thế giới

Сделаем аквариум под Ваши размеры https://akvariumy-na-zakaz.ru/