08:55 - 27/01/2014 (GMT+7)

Hộp số tự động: Những điều cần lưu ý (phần 1)

Hộp số tự động có kết cấu phức tạp hơn nhiều so với số sàn, do đó cần phải hiểu đúng về các tính năng cũng như cách sử dụng đúng, tránh được các hư hỏng và giúp kéo dài tuổi thọ sử dụng.

Hộp số tự động: Những điều cần lưu ý (Phần 2)

Ngày nay ôtô được trang bị hộp số tự động ngày càng được ưu chuộng vì các lợi ích mà nó mang lại. Đối với các loại xe được trang bị hộp số tự động, việc điều khiển sẽ trở nên dễ dàng hơn, người lái cũng cảm thấy đỡ mệt mỏi trong điều kiện giao thông phức tạp (như giao thông tại các thành phố: đông đúc và phải dừng đỗ thường xuyên). Để hiểu thêm và đúng về các tính năng cũng như có được cách sử dụng đúng, tránh được các hư hỏng và kéo dài tuổi thọ hộp số tự động cần lưu ý một số vấn điểm sau.

 

1. Sự khác biệt của hộp số tự động 

Bên cạnh hộp số cơ khí truyền thống sử dụng các cặp bánh răng ăn khớp ngoài để truyền động mô men xoắn thì cùng với sự phát triển của công nghệ thì đã xuất hiện hộp số tự động sử dụng bộ truyền bánh răng hành tinh và hộp số vô cấp sử dụng bộ truyền dây đai để thực hiện truyền động, gần đây hộp số tự động có thêm một sự phát triển mới thường được gọi với cái tên hộp số ly hợp kép. Tuy nhiên trong phạm vi bài viết này chúng tôi sẽ chỉ tập trung vào tìm hiểu hộp số tự động sử dụng bộ truyền bánh răng hành tinh đang được sử dụng phổ biến hiện nay.

Hộp số tự động ra đời năm 1940 tại Mỹ. Ban đầu các kỹ sư sử dụng khớp nối thủy lực đơn thuần. Đến năm 1948, biến tốc thủy lực được đưa vào sử dụng cho hộ số tự động. Đến nay hầu hết các loại xe hiện đại đều được sử dụng hộp số tự động, mặc dù vẫn còn nhiều tranh cãi về mức tiêu hao nhiên liệu so với số sàn.

 

Một trong thành phần quan trọng của hộp số tự động là biến mô thủy lực được dùng để thay cho ly hợp trên hộp số sàn. Thiết bị này bao gồm bánh bơm, cánh tua-bin, cánh dẫn hướng, vỏ biến tốc tạo thành, dùng để truyền mô-men từ động cơ đến hộp số. Biến mô thủy lực sẽ thực hiện nguyên lý truyền động giống như ta để hai quạt điện đối đầu, khi cái này quay thì cái kia sẽ quay theo. Tuy nhiên nó khác hai quạt đối đầu nhau ở chỗ thay vì sử dụng dòng khí để đẩy thì biến mô dùng dòng chất lỏng để truyền chuyển động. Trục động cơ truyền chuyển động đến bánh bơm quay với vận tốc nB và mô-men MB, thông qua vỏ biến tốc, bánh bơm quay dẫn động cánh tua-bin quay với vận tốc nA, mô men xoắn MA là trục đầu vào của bộ truyền hộp số.

Nguyên lý làm việc của hộp số tự động là khi cài số, mô-men dẫn động từ động cơ được truyền tới trục hộp số thông qua biến tốc thủy lực. Cảm biến tốc độ gắn trên trục ra của hộp số thông báo cho CPU về tốc độ hiện tại của xe, CPU sẽ điều khiển các van thủy lực để đóng mở các đĩa ma sát, để liên kết các trục bánh răng trong hộp số cho ra một số thích hợp nhất với tốc độ và tải trọng của xe.

So với số sàn thì thấy số tự động có những ưu điểm như tự động đổi số, mô-men được truyền liên tục, động lực không bị ngắt quãng. Thích nghi với mọi loại đường, điều khiển dễ dàng, an toàn thoải mái cho người sử dụng; tải trọng động nhỏ, tuổi thọ chi tiết cao. Nhược điểm là kết cấu phức tạp, giá thành cao, và khó sửa chữa.

2. MỘT VÀI LƯU Ý VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘP SỐ TỰ ĐỘNG

 

a. Sử dụng chân phải khi phanh

Chỉ sử dụng chân phải khi phanh vì sử dụng chân trái khi phanh có thể dẫn tới hiệu quả phanh không tối ưu

b. Trước khi khởi động động cơ

Bạn cần phân biệt vị trí chân ga và chân phanh để tránh nhầm lẫn khi sử dụng.

c. Khi bắt đầu khởi động động cơ

Luôn để tay số ở vị trí P khi khởi động động cơ.

d. Trước khi khởi hành

Bạn cần nắm rõ vị trí của các số để tránh nhầm lẫn khi chuyển số.

Khi chuẩn bị khởi hành, dùng chân phải đạp phanh khi chuyển số.

Xe của bạn có thể sẽ vọt về phía trước khi chuyển số từ vị trí N sang các vị trí khác, do vậy bạn cần phải tác dụng lực phanh đủ lớn để đảm bảo an toàn cho bạn và hành khách trên xe. 

Chỉ nên nhả phanh tay khi bạn đã chuyển chân phải từ vị trí phanh sang vị trí ga khởi hành trên đường dốc.

e. Trong quá trình vận hành

Vì lý do an toàn, không nên chuyển cần số sang vị trí N khi xe đang chạy vì lúc này lực cản từ động cơ không còn nữa và việc chuyển số lúc này có thể gây ra các tai nạn ngoài ý muốn.

Tránh tăng ga đột ngột khi lên hoặc xuống dốc vì điều này có thể dẫn tới chế độ kick down và làm cho tốc độ động cơ tăng vọt.

Phanh chân trong thời gian dài sẽ dẫn tới hiệu quả phanh giảm do quá nhiệt. Khi đổ đèo (xuống dốc dài) bạn hãy sử dụng tối ưu lực phanh động cơ bằng cách chuyển về tay số thấp D3, 2, 1 một cách phù hợp. 

g. Quá trình dừng xe

Hãy đạp phanh cho đến khi xe dừng hẳn.

Không nên đạp ga trong lúc dừng vì xe có thể chuyển động nếu cần chuyển số không ở vị trí P hoặc N (kéo phanh tay khi xe đã dừng hoàn toàn).

h. Quá trình đỗ xe

Cho xe dừng hẳn, chuyển cần số sang vị trí P, kéo phanh tay và tắt máy.

Trong quá trình đỗ xe thì xe có thể tự chuyển động nếu cần chuyển số không nằm ở vị trí P dù cho xe đã dừng.

i. Các lưu ý khác

- Chỉ có thể rút được chìa khóa điện ra khỏi ổ khóa khi cần số ở vị trí P.

- Đôi khi việc sử dụng cần chuyển số không thích hợp sẽ gây ra các rủi ro hoặc tai nạn ngoài ý muốn (ví dụ như trường hợp: lúc xe bị tụt dốc, người lái chuyển số sang các vị trí D, D3, D2, 1 (nếu có) hoặc lúc xe đang lao xuống dốc thì người lái lại chuyển cần số sang vị trí R).

- Chỉ chuyển số từ vị trí R sang N sau khi xe đã hoàn toàn dừng hẳn để tránh làm hư hỏng hộp số

- Chỉ đổi hướng chuyển động (tiến hay lùi) khi ôtô của bạn đã dừng hẳn.

- Không chuyển cần số sang vị trí P khi xe chưa dừng hoàn toàn vì điều này sẽ dẫn tới xe bị dừng độ ngột và có thể gây ra hư hỏng hộp số.

S.Hà

CTV1

Ý kiến của độc giả

0 bình luận

Gửi bình luận của bạn


Hoặc bình luận bằng Facebook


Bình luận mới

Sáu vật liệu có thể thay đổi thế giới

Добро пожаловать на сайт https://keywordbox.ru/ где вы найдете самую обширную базу

Sáu vật liệu có thể thay đổi thế giới

Jeetwin Affiliate Jeetwin Affiliate Join Jeetwin now! | Jeetwin sign