14:55 - 13/04/2010 (GMT+7)

“Tam kiệt” xứ Detroit

Detroit – vùng đất thánh của nền công nghiệp ôtô thế giới tự hào khi “sản sinh” ra ba tên tuổi lớn là GM, Ford và Chrysler. Chính “tam kiệt” này đã tạo nên những cuộc cách mạng lớn lao trong lịch sử loài người.

Sự ra đời của bộ đề điện tự động  

Phát minh luôn là yếu tố khởi nguồn cho mọi cuộc cách mạng, và ngành công nghiệp ôtô chắc chắn cũng không thể phát triển nếu không có những phát kiến này. 

Tuy nhiên, vượt lên bất cứ phát minh nào khác, sự ra đời của bộ khởi động điện tử trong những năm đầu thế kỉ XX là một bước tiến quan trọng, có vai trò hàng đầu trong việc đại chúng hóa ngành công nghiêp xe hơi. 

 

Mô tả ảnh.
Chiếc xe đầu tiên sử dụng bộ đề điện tự động của Cadillac

Tháng 12/1910, khi đang lái xe trên đường, Byron T. Carter -  ông chủ Cartercar và là bạn thân của chủ tịch Cadillac, Henry M. Leland, gặp một người phụ nữ đang loay hoay với chiếc xe chết máy trên cầu Belle Isle ở Detroit. Ông đã dừng lại giúp. Đây là một chiếc xe sử dụng tay quay để khởi động động cơ, nên khi Carter dùng tay quay động cơ thì bất ngờ dụng cụ này “trở chứng”, quay ngược lại phía sau, đập vào hàm và tay của ông. Carter được đưa tới bênh viện ngay sau đó nhưng không qua khỏi.  

Đầu thế kỉ XX, động cơ tay quay được sử dụng rộng rãi trên tất cả các loại phương tiện ở Mỹ. Tuy nhiên, sử dụng công cụ này là một việc rất nguy hiểm, bởi nó cồng kềnh, lại phải tốn khá nhiều sức và nếu có sai sót, nó còn có thể chuyển thành một lực rất lớn, gây tổn thương trầm trọng cho người dùng.

Henry Leland, chủ tịch Cadillac có quen biết với Carter và rất đau lòng khi nghe tin báo về cái chết của ông. Leland ngay lập tức chỉ định một nhóm các kĩ sư tiến hành nghiên cứu và tìm cách giải quyết vấn đề động cơ tay quay.

Năm 1905, Pieere Bossu, một kĩ sư của Cadillac đã sáng chế ra bộ khởi động bằng điện nhưng mãi đến năm 1911, nó mới được Charles F. Kettering ứng dụng trên một chiếc Cadillac, do đó, người ta thường gán sáng chế này cho Kettering.  

Bộ đề điện tự động này có cấu tạo khá phức tập, là sự kết hợp giữa một máy phát với một động cơ điện để làm quay bánh đà động cơ. Hệ thống này còn gồm có một ắc-quy và một bộ phận đề điện. Phát kiến đột phá của Kettering mang lại cho Cadillac một giải Dewar do Câu lạc bộ ôtô hoàng gia London trao tặng vì sự đóng góp quan trọng của nó vào ngành ôtô năm đó.

Năm 1912, thiết bị này được xuất hiện trên tất cả bảy mẫu xe của Cadillac, một thời gian ngắn sau đó, bộ đề điện tự động đã cách mạng hóa ngành công nghiệp sản xuất chế tạo ôtô. Đến năm 1916, thiết bị này đã được đặt làm tiêu chí trên 98% chiếc ôtô sản xuất tại Mỹ. 

“Big Three” ở Detroit 

Năm 1908, William Durant thành lập công ty sản xuất ôtô General Motor (GM) ở New Jersey rồi mua lại công ty sản xuất động cơ xăng Buick. Tiếp đó, ông mua thêm Oldsmobile, Cadillac, CarterCar và Oakland (sau này là Pontiac) cùng với nhiều công ty cung cấp thiết bị và một số ít các chi nhánh sản xuất ôtô khác.

 

Mô tả ảnh.
Nhà máy sản xuất xe Buick

Khoảng 2 năm sau đó, GM đã mua được gần 30 công ty con. Tuy nhiên, do mua quá nhiều công ty hoạt động kém hiệu quả nên “ông lớn” này cũng rơi vào cảnh khốn đốn và William Durant buộc phải “nhường ngai” cho nhà quản trị tài ba Charles W. Nash.  

Dù thất bại nhưng Durant không hề nản chí, ông tiếp tục lập một số công ty khác, trong đó đáng chú ý nhất là Chevrolet Motor. Công ty này nhanh chóng gặt hái được thành công và không lâu sau đã nắm trong tay hơn 1/2 cổ phần của GM. Năm 1916, Durant có đủ lực để giành lại quyền “chăm sóc đứa con cưng” của mình. 

Việc đầu tiên mà Durant làm sau khi tiếp quản GM là sa thải Charles W. Nash. Tiếp đó, ông mời nhà chế tạo máy nổi tiếng Walter P. Chrysler, người đang làm việc tại công ty American Locomotive Company ở Pittsburgh , về làm chủ tịch của Buick Motor Company (Buick lúc này đang lâm vào tình cảnh khó khăn vì làm ăn thua lỗ) với mức lương 50.000USD/năm, sau đó tăng lên 500.000USD/năm. Chính nhờ những kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu trước đây, nên khi tới làm việc tại Buick, Chrysler đã phát huy và khẳng định được tài năng của mình.

Chrysler nhận thấy, sở dĩ Buick làm ăn thua lỗ là do sử dụng phương pháp sản xuất truyền thống dẫn đến số lượng xe sản xuất ra không được nhiều, chi phí vận chuyển cao, giá bán lại đắt. Ngay lập tức, ông quyết định áp dụng phương pháp xây dựng hệ thống máy móc, dây chuyền lắp ráp do Henry Ford phát triển để cải tiến, tổ chức lại nhà máy sản xuất của Buick. Dưới sự điều hành của Chrysler, trong vòng 4 năm tiếp theo, Buick đã làm ăn có hiệu quả và mang lại lợi nhuận lớn cho GM.

Khi Mỹ bước vào thế chiến thứ I, cha con Henry Leland đề nghị với Durant mong muốn biến nhà máy Cadillac thành nơi sản xuất động cơ máy bay để cung cấp cho nhu cầu chiến tranh, nhưng không được ông này ủng hộ. Quá bất mãn, tháng 7/1917, gia đình Leland quyết định rời khỏi GM, thành lập công ty riêng mang tên Lincoln Motor Co. chuyên sản xuất động cơ máy bay Liberty. Sau chiến tranh, các nhà máy của công ty này bắt đầu sản xuất xe hơi. Đến năm 1920, họ cho ra đời một chiếc xe mang tên Lincoln sở hữu động cơ Lhead V8 đầu tiên cạnh tranh với Cadillac trên thị trường xe sang.

 

Mô tả ảnh.
Durant bên chiếc xe của Buick

Kết thúc chiến tranh, ngành công nghiệp ôtô bắt đầu bùng nổ. Với tham vọng biến GM thành nhà sản xuất bậc nhất thế giới, Durant tiếp tục mua Fisher Body và Frigidaire, Hyatt Roller Bearing Co., “cầu hiền” thêm các nhân tài như Charles Kettering – người chế tạo ra bộ đề điện và Alfred Sloan – một thiên tài luôn muốn cải tiến những mẫu xe. Năm 1919, ông thành lập chi nhánh GM ở Canada và General Motors Acceptance Corp. Đang trên đà thắng thế, Durant tiếp tục bành trướng sự thống trị của GM, bất chấp mọi lời cảnh báo. 

Thất vọng với cách quản lý quá tự cao tự đại của ông chủ, Chrysler xin rút khỏi công ty. Không lâu sau, thị trường tiêu thụ xe hơi ngày càng yếu đi, doanh thu giảm sút, hàng tồn kho chất đống, GM cũng lâm vào tình trạng khó khăn, phải tìm kiếm đồng minh.

Kinh doanh thua lỗ, giá cổ phiếu của GM không ngừng trượt dốc. Nhân cơ hội đó, Pierre du Pont, một doanh nhân thành đạt người Mỹ đã tìm cách mua lại cổ phiếu GM và một lần nữa, Durant lại bị các nhà băng hất cẳng, ông để mất GM vào tay Du Pont năm 1915. 

Cùng thời đó, Detroit còn xuất hiện một nhà sản xuất lớn mạnh không kém GM là Ford Motor được sáng lập năm 1903 bởi “thiên tài” ngành chế tạo máy Henry Ford. Với thành công vang dội của Model T., một mẫu xe nhỏ gọn, bắt mắt, giá bình dân ra đời năm 1908, Ford đã tạo được ấn tượng mạnh mẽ và nhận được rất nhiều đơn đặt hàng đến từ khắp nơi trên thế giới. 

 

Mô tả ảnh.
Henry Ford với động cơ V8

Năm 1913, Ford nghiên cứu và đưa vào vận hành dây chuyền lắp ráp hàng loạt đầu tiên trong lịch sử ngành chế tạo, sản xuất ôtô. Nghiên cứu này không chỉ làm thay đổi ngành công nghiệp xe hơi mà còn đem lại diện mạo mới cho công nghiệp sản xuất nói chung. Bằng kỹ thuật dây chuyền lắp ráp, công nhân của Ford Motor đã tiết kiệm được thời gian sản xuất một bộ khung xe Model T. chỉ trong 2 tiếng 40 phút (thay vì 12 tiếng 30 phút như trước đây). Sản lượng năm đó của hãng lên tới 202.677 chiếc. 

Mẫu Model T. được ưa chuộng đến nỗi chỉ trong vòng 2 năm, Henry Ford đã thiết lập được 14 nhà máy xây dựng Model T. và sau đó là 3 nhà máy nữa ở châu Âu nâng vị thế của hãng này ngang tầm với “người khổng lồ” GM. 

Vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu tiêu thụ ngày càng lớn của khách hàng, Ford xây dựng thêm nhà máy khổng lồ River Rouge hoạt động liên tục với hơn 100.000 công nhân. Không lâu sau, ông lại mua Dodge brothers, công ty chuyên cung cấp phụ tùng cho ngành công nghiệp ôtô tại Detroit với giá 25 triệu USD và trở thành nhà sản xuất ôtô truyền thống lớn thứ 2 Detroit lúc bấy giờ.

Lại nói về Chrysler, sau khi từ chức ở GM năm 1920, ông chuyển về làm quản lý tài chính cho Công ty ôtô Willys-Overland. Sau đó, lại được mời về điều hành Maxwell Motor Company đang đứng trước nguy cơ phá sản. Với địa vị mới, ông tiến hành mua lại nhà máy sản xuất động cơ của Willys và bắt tay vào chế tạo chiếc xe mang tên Chrysler.

 

Mô tả ảnh.
Chrysler và chiếc xe được sản xuất tại Maxwell

Năm 1924, chiếc Chrysler đầu tiên ra đời tại nhà máy Maxwell và theo dự kiến sẽ được trưng bày tại triển lãm New York cùng năm đó. Tuy nhiên, vì chiếc xe chưa bao giờ xuất hiện trên thị trường nên nó không đủ tiêu chuẩn tham dự cuộc triển lãm. Dù thất vọng nhưng Chrysler quyết định trưng bày chiếc xe ở sảnh khách sạn Commodore. 

Nhờ uy tín và các tính năng ưu việt của thế hệ xe mới nên doanh số bán ra của Chrysler ngày càng tăng, nguồn tài chính của công ty được đảm bảo và ngày một lớn mạnh. Năm 1925, Maxwell chính thức đổi tên thành tập đoàn Chrysler Corporation.  

Năm 1928, Chrysler mua lại công ty Dodge để mở rộng quy mô sản xuất. Với số vốn lên tới 432 triệu USD, tập đoàn Chrysler đã vươn lên trở thành công ty sản xuất ôtô lớn thứ 2 của Mỹ. Và ở Detroit lúc đó có tới ba đại gia sản xuất ôtô truyền thống được gán cho cái tên thân mật Big Three, thống trị toàn ngành công nghiệp ôtô của nước Mỹ. 

CTV1

Ý kiến của độc giả

0 bình luận

Gửi bình luận của bạn


Hoặc bình luận bằng Facebook


Bình luận mới

Mercedes-Benz Việt Nam phản hồi về vụ cháy xe GLC 200 tại Hà Nội

[url=http://valtrexmedication.online/]valtrex 500mg price in usa[/url]

Sáu vật liệu có thể thay đổi thế giới

Go to the website https://binomo-app.online/ and you will learn everything about