16:55 - 27/12/2012 (GMT+7)

Chuẩn bị xe cho mùa đông (Phần 2)

Bên cạnh việc tiến hành kiểm tra các hệ thống theo đúng định kỳ thì việc trang bị và sử dụng hợp lý đèn vàng (đèn sương mù) cũng có một vai trò hết sức quan trọng trong những ngày sương mù của mùa đông, đặc biệt  ở các tỉnh miền núi phía bắc.

Chuẩn bị xe cho mùa đông (Phần 1)

2. Đèn sương mù: không thể thiếu

 

Đèn sương mù hay còn gọi là đèn vàng không thường xuyên sử dụng trong điều kiện thời tiết bình thường, tuy nhiên trong điều kiện thời tiết mùa đông ở miền bắc và đặc biệt là các tỉnh miền núi phía bắc vào những ngày sương mù dày đặc thì nếu không có bộ đèn vàng với công suất đủ lớn thì thực sự là một thảm họa và có thể gây ra những tai họa khôn lường vì đèn pha với ánh sáng trắng lúc này hoàn toàn mất tác dụng và bạn không thể có đủ tầm nhìn để chạy xe.

Tại sao đèn sương mù có màu vàng?

Như chúng ta đã biết, ánh sáng trắng ban ngày mà chúng ta có thể quan sát được tạo nên từ 7 màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm và tím.

bẩy màu sắc cơ bản của ánh sáng mặt trời
Bẩy màu sắc cơ bản của ánh sáng mặt trời

Trong dải quang phổ trên, các màu xanh và tím có bước sóng ngắn nhất và có xu hướng hội tụ phía trước võng mạc của mắt, gây cảm giác bị nhòe khi chúng ta cố tập trung quan sát. Trong điều kiện tầm nhìn tối thiểu như khi có sương mù dày đặc, các màu lạnh này sẽ làm tăng độ lóa và làm giảm đáng kể khả năng quan sát. Đó là lý do tại sao các bộ đèn sương mù thường loại bỏ các màu lạnh và chỉ phát ra ánh sáng màu vàng.

Tại sao lại cần vàng khi có sương mù?

Khi có sương mù dày đặc, các giọt sương lơ lửng trong không khí sẽ phản chiếu hầu hết ánh sáng do đèn xe tạo ra. Vì thế, nếu bạn bật đèn pha khi gặp sương mù, thì phía trước xe của bạn sẽ có một “tấm gương” rực sáng, khiến bạn không thể quan sát bất cứ vật gì đằng sau “tấm gương” này.

Tuy vậy, do mặt đường thường có nhiệt độ cao hơn không khí nên lớp không khí bên dưới sát với mặt đường cũng được hâm nóng chút ít, làm cho mật độ các giọt sương ở đây thấp hơn bên trên. Đây chính là “lỗ thủng” của tấm gương để các bộ đèn sương mù có thể chiếu xuyên qua màn sương dày đặc.

 

Để có thể chiếu xuyên “lỗ thủng” này, các bộ đèn sương mù cần phải có luồng sáng mạnh và sắc nét chiếu xuống mặt đường, không được tán xạ lên trên để tránh phản chiếu ánh sáng ngược trở lại mắt người lái xe.

Một bộ đèn sương mù tốt cũng cần phải quét rộng sang hai bên lề đường để soi rõ mép đường, giúp cho xe không lao vào bờ vực thẳm, tụt bánh xuống rãnh thoát nước hoặc va vào các cọc tiêu. Luồng sáng quét rộng cũng giúp chiếu sáng các góc cua gấp tốt hơn khi lái xe trên đèo núi với các cua tay áo liên tục.

Sử dụng đèn sương mù hợp lý

Với những yêu cầu ở trên khi đi trong vùng sương mù nên chỉnh bộ đèn vàng của xe cho luồng sáng chiếu trong khoảng 20m trở lại. Như thế, luồng sáng sẽ ít bị phản xạ lên trên và cường độ sáng phía trước mũi xe cũng tăng lên.

Khi gặp sương mù nhiều, bạn chỉ nên dùng đèn sương mù và đèn vị trí (nấc P trên công tắc đèn pha) để cảnh báo các xe đang đến gần. Tuyệt đối không dùng đèn pha hoặc cốt theo xe để tránh bị chói mắt do phản xạ.

 

Lưu ý: Việc bật đèn sương mù khi lái xe với tốc độ trung bình và thời tiết bình thường không giúp bạn quan sát xa hơn, ngược lại nó còn làm giảm khả năng nhìn xa của bạn. Đó là vì đèn sương mù sẽ làm tăng độ sáng của phần đường 20-30m ngay phía trước mũi xe, mà với tốc độ trung bình thì quãng đường này là quá gần để bạn có thể xử lý các chướng ngại.

Trong khi đó, độ sáng của phần đường nằm xa hơn vẫn không thay đổi. Sự tương phản này khiến cho khả năng quan sát các vật thể ở xa sẽ kém đi. Ngoài ra, đèn sương mù nếu không được lắp đặt chắc chắn còn tăng độ lóa cho người lái xe ngược chiều.

CTV1

Ý kiến của độc giả

0 bình luận

Gửi bình luận của bạn


Hoặc bình luận bằng Facebook


Bình luận mới

Sáu vật liệu có thể thay đổi thế giới

На сайте https://solvki-land.ru закажите увлекательную, познавательную экскурсию, рассчитанную на туристов различного