08:24 - 10/09/2011 (GMT+7)

Drift xe – kỹ năng cơ bản

Drift không chỉ là thú vui, mà còn phát triển thành bộ môn thể thao được nhiều người yêu thích. Xin chia sẻ với bạn đọc một số kỹ năng cơ bản của bộ môn này.

Chân côn và phanh

Có 2 cách cơ bản nhất để thực hiện drift, đó là sử dụng ly hợp (nghĩa là dùng côn) và phanh. Gần như tất cả xe dùng để drift đều là xe dẫn động cầu sau. Tất nhiên, cũng có thể dùng xe dẫn động cầu trước để thực hiện kỹ thuật này, nhưng rất hiếm.

Thông thường, với kỹ thuật drift bằng côn, khi gần đến cua, người lái sẽ đạp côn, tiếp tục nhấn ga khiến động cơ có thể lên tới tốc độ quay 4.500 vòng/phút. Ngay sau đó, người lái nhả côn, tạo ra một lực kéo khổng lồ tác động vào các bánh. Lực kéo đột ngột tăng lên làm cho các bánh sau quay rất nhanh, bánh xe trượt trên mặt đường.

Còn với kỹ thuật phanh cơ bản, người lái kéo phanh đột ngột khi xe chạy vào cua, làm cho bánh sau bị hãm lại và mất độ bám đường, khởi động drift. Đây là một trong số ít kỹ thuật mà người lái có thể sử dụng với xe dẫn động cầu trước. Trong khi đó, với xe dẫn động cầu sau, các tay chuyên nghiệp có thể sử dụng rất nhiều kĩ thuật drift khác nhau, thậm chí có thể thực hiện kết hợp với các kỹ thuật cá nhân khác.

Trong bộ môn thể thao này, khởi động drift được coi là công đoạn khó khăn nhất. Giữ drift thay vì để xe quay vòng tròn đòi hỏi rất nhiều kinh nghiệm thực tế. Các chuyên gia drift sử dụng điều khiển chân ga kết hợp với cảm nhận chuyển động của xe để thực hiện một cú drift, ép không cho xe chạy thẳng mà bám đường và quay chậm qua cua. Những người chuyên nghiệp nhất có thể giữ drift qua nhiều khúc cua liên tục. Đó thực sự là một đẳng cấp với kỹ năng drift mà không phải bất cứ tay lái nào cũng có thể thực hiện được.

Cách tạo drift

Kỹ thuật đầu tiên mà một tay lái drift cần thuần thục là kỹ thuật chuyển gót – mũi chân (Heel-and-toe shifting), nghĩa là khả năng chuyển số linh hoạt, êm ái và nhanh chóng ngay cả khi vòng quay của động cơ đang không ngừng tăng lên. Trong khi, người lái vẫn phải đồng thời giữ phanh để dồn trọng lượng xe ra phía trước. Mục đích của kỹ thuật chuyển số là duy trì trạng thái cân bằng – nghĩa là tạo được sự đồng bộ giữa tốc độ của động cơ và tốc độ của các bánh, khiến xe không bị xóc nảy lên khi nhả số. Kỹ thuật chuyển số Heel-and-toe thực hiện khi chân phải của lái đặt trên phanh, chân trái đạp mạnh vào côn, chuyển từ số mo (N) sang tư thế nhả côn. Sau đó, người lái giữ phần trên của chân phải ở phanh, di chuyển gót sang chân ga và nhấn ga cho đến khi vòng quay động cơ tương ứng với tốc độ của bánh xe (thông thường tăng khoảng 1.500 vòng/phút cho mỗi lần nhả số). Khi đạt được tốc độ vòng quay thích hợp, người lái phải nhả chân ga, vẫn giữ phanh, đạp côn thêm một lần nữa và trả số.


Các kỹ thuật drift dựa vào côn cơ bản

Clutch-kick drift (Drift đạp côn): Tiến đến cua, người lái giữ côn, nhấn ga và giảm số.  Sau đó, người lái nhả chân côn, tạo một lực tác động mạnh và đột ngột khiến bánh sau mất độ bám và trượt. Đây được coi là kỹ thuật drift cơ bản.

Shift-lock drift (Drift giữ số): Tiến đến cua, người lái nhả số, giảm vòng quay của động cơ bằng cách giảm ga và cho xe chạy chậm lại. Sau đó, người lái nhả chân côn làm cho bánh sau đột ngột chậm lại và khoá số dẫn đến mất độ bám, rê bánh trên đường.

Các kỹ thuật drift dựa vào phanh cơ bản


E-brake drift (Drift bằng phanh gấp): Lái xe tiến vào cua và kéo phanh đột ngột để khoá bánh sau. Xe vẫn tiếp tục chạy qua cua trong tình trạng bánh sau bị khoá và kéo lê trên đường. Đây cũng là kỹ thuật drift cơ bản.

Braking drift (Drift bằng hãm phanh): Lái xe tiến vào cua và tác động chân phanh để dồn trọng lực của xe về các bánh trước, khiến bánh sau mất độ bám đường. Sau đó, người lái dùng kết hợp chân phanh và chuyển số để duy trì drift mà không phải khoá bánh sau.

Long-slide drift (Drift trượt dài): Trên đoạn đường thẳng dài tiến vào cua, ở tốc độ cao (thường lên đến 160km/h), lái xe phanh đột ngột để khởi động drift và tiếp tục duy trì drift qua hết cua.

Một số kỹ thuật drift khác


Power-over drift (Drift dựa vào sức mạnh): Lái xe tăng tốc từ lúc vào cua và liên tục cho đến khi đi qua hết cua để làm bánh sau quay tròn do trọng lực giảm dần. Kỹ thuật này đòi hỏi xe dùng drift phải có một động cơ mạnh mẽ với công suất lớn.

Feint drift (Drift nhử): Khi tiến đến cua, lái xe điều khiển cho xe đi chệch ra rìa của cua, dồn trọng lực xe vào hai bánh phía bên ngoài, sau đó nhanh chóng đánh lái quay trở lại cua. Khi hệ thống treo của xe bị giật mạnh, trọng lượng thay đổi nhanh chóng khiến phần sau xe nảy lên, khởi động drift.

Jump drift (Drift nảy): Bước vào cua, lái xe điều khiển nâng hai bánh phía trong lên khỏi lề đường, chuyển trọng lực xe dồn sang hai bánh bên ngoài và làm mất độ bám đường, khởi động drift.

Dynamic drift, còn gọi là Kansei drift (Drift dựa vào động lực học): Khi vào cua với tốc độ cao, lái xe đột ngột thả chân ga để dồn trọng lực của xe về cầu trước, khởi động drift ngay khi bánh sau bị mất độ bám đường.

Swaying drift (Drift quăng đuôi): Một cú Swaying drift rất giống Feint drift ngoại trừ việc drift bắt đầu từ đoạn đường thẳng dẫn vào cua.

Dirt-drop drift: Lái xe đưa đuôi xe ra phần cát ngoài đường chạy để khởi động drift. Kỹ thuật này giúp duy trì tốc độ để tiếp tục cho xe drift qua nhiều cua liên tục và tăng góc drift.

Các cuộc thi drift

Giống như bất cứ cuộc đua thi nào, thi drift cũng đòi hỏi những yêu cầu an toàn nhất định. Điểm lưu ý là các xe tham gia drift phải được trang bị ghế ngồi kiểu xe đua với dây an toàn 5 điểm, đồng thời, lái xe nhất thiết phải đội mũ bảo hiểm. Đường chạy drift cũng được thiết kế chuyên dụng, thường ngắn hơn các loại đường đua khác. Chúng phải có ít nhất 5 tới 6 khúc cua và thông thường có hình chữ U.

Đường thi driff thường có hình chữ U
Đường thi driff thường có hình chữ U

Trong thi drift, người ta không căn cứ vào thời gian hoàn thành để đánh giá bài thi. Có hai hình thức chạy, solo – thường thực hiện khi bắt đầu cuộc thi và thi 2 người 1 lần (người trước người sau) – diễn ra khi vòng đấu loại solo đã kết thúc và chỉ còn lượng nhỏ tay lái. Các tiêu chí để đánh giá bài thi drift bao gồm:

Driving line (đường chạy qua mỗi cua): Yêu cầu đặt ra là đường đi của xe drift phải khít. Muốn làm được điều này, mui xe phải tiến sát với phần trong của cua. Để đạt điểm cao, lái xe cần trình diễn khả năng giữ đuôi xe sát với phần ngoài cua.

Speed (tốc độ): Trong thi drift xe, qua một góc cua, chạy nhanh hơn cũng được đánh giá cao hơn. Giám khảo thường thích những pha drift ngay từ lúc bắt đầu vào cua, ở trong cua và ra khỏi cua một cách nhanh chóng.

Drift angle (góc drift): Góc drift  là góc của xe khi vào cua so với hướng của đường. Giám khảo cũng sẽ lưu tâm đến thời gian góc drift được duy trì. Nhất thiết những góc drift lý tưởng phải làm cho xe trở nên vuông góc với hướng của mặt đường.

Performance/execution (điểm trình diễn): Trong thi drift, giám khảo cho điểm trình diễn dựa trên những yếu tố như phong cách lái và lượng khói tạo ra từ bánh xe. Các lái xe có thể tranh thủ lấy điểm trình diễn bằng cách mở cửa hoặc thò tay hoặc đầu ra ngoài cửa sổ khi drift, nhưng thông thường, quy định của các cuộc thi là phải cho kính lên và đóng chặt cửa. Nhìn chung, drift vẫn còn nhiều điều để người hâm mộ có thể tìm hiểu.

Theo Howstuffworks

CTV1

Ý kiến của độc giả

0 bình luận

Gửi bình luận của bạn


Hoặc bình luận bằng Facebook


Bình luận mới

Sáu vật liệu có thể thay đổi thế giới

Гибкий мрамор и мраморный шпон от производителя https://td-gk.ru/ - зайдите на

Sáu vật liệu có thể thay đổi thế giới

המימורים ברשת - המימוני ספורטיביים, קזינו אונליין, משחקים קלפי. המימונים

Sáu vật liệu có thể thay đổi thế giới

даркнет открыт В последнее время даркнет, вызывает все больше интереса и